| Hotline: 0983.970.780

Không để hạn mặn ảnh hưởng sản xuất, đời sống người dân

Thứ Ba 02/04/2024 , 18:03 (GMT+7)

Quý I, kinh tế xã hội của tỉnh Bến Tre tiếp tục phục hồi tích cực và đạt một số kết quả đáng ghi nhận trên các lĩnh vực; tăng trưởng kinh tế đạt 4,55%.

Các đại biểu đã tham gia nhiều ý kiến cụ thể, thiết thực, nhất là đề xuất các giải pháp tiếp tục triển khai, chỉ đạo thực hiện nhằm đạt kết quả nghị quyết năm 2024 của Tỉnh ủy trong quý II và từ nay đến cuối năm. Ảnh: Huyền Trang.

Các đại biểu đã tham gia nhiều ý kiến cụ thể, thiết thực, nhất là đề xuất các giải pháp tiếp tục triển khai, chỉ đạo thực hiện nhằm đạt kết quả nghị quyết năm 2024 của Tỉnh ủy trong quý II và từ nay đến cuối năm. Ảnh: Huyền Trang.

Ngày 2/4, Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức hội nghị lần thứ 16 để sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy quý I và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2024. Tại hội nghị, các đại biểu đã tham gia nhiều ý kiến cụ thể, thiết thực, nhất là đề xuất các giải pháp tiếp tục triển khai, chỉ đạo thực hiện nhằm đạt kết quả nghị quyết năm 2024 của Tỉnh ủy trong quý II và từ nay đến cuối năm.

Bà Hồ Thị Hoàng Yến, Quyền Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre cho biết, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, Bến Tre cũng như các địa phương trong cả nước phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực từ những diễn biến bất ổn của tình hình kinh tế - chính trị thế giới. Tại tỉnh, thời tiết nắng nóng, nước mặn xâm nhập đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Trong bối cảnh đó, Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghị quyết đạt được những kết quả khá tích cực. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được quan tâm lãnh đạo thực hiện. Kinh tế -xã hội của tỉnh tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực và đạt một số kết quả đáng ghi nhận.

Cụ thể, tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I đạt 4,55%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Giá trị sản xuất các khu vực, tổng mức bán lẻ hàng hóa, huy động vốn đầu tư toàn xã hội, thu ngân sách đạt hơn 2.024 tỷ đồng, tăng 24,82% so cùng kỳ. Các hoạt động văn hóa - xã hội, an sinh xã hội được nâng chất và bảo đảm. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định và giữ vững.

Để tiếp tục triển khai thực hiện đạt các chỉ tiêu của nghị quyết năm 2024, Quyền Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre đề nghị các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả đợt cao điểm thi đua Đồng Khởi mới trong hai năm 2024-2025 bằng các sản phẩm cụ thể. Lãnh đạo việc thí điểm phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” ở 3 Đảng bộ Khối cơ quan doanh nghiệp, thành phố Bến Tre, Bình Đại, kết thúc việc thí điểm trong quý II để đánh giá triển khai rộng khắp trong toàn tỉnh.

Các ngành, các cấp triển khai công tác kiểm tra, giám sát theo chương trình kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy năm 2024. Trong đó, quan tâm lãnh đạo thực hiện có hiệu quả việc giám sát thường xuyên, mạnh dạn kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm để ngăn ngừa và xử lý vi phạm. Mặt khác, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo chương trình công tác và chương trình kiểm tra, giám sát của ban chỉ đạo năm 2024.

Bà Hồ Thị Hoàng Yến, Quyền Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre cho biết, quý I/2024, Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghị quyết đạt được những kết quả khá tích cực. Ảnh: Huyền Trang.

Bà Hồ Thị Hoàng Yến, Quyền Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre cho biết, quý I/2024, Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghị quyết đạt được những kết quả khá tích cực. Ảnh: Huyền Trang.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre Hồ Thị Hoàng Yến cũng yêu cầu các ngành, các cấp xây dựng hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, thực hiện tốt công tác chuẩn bị và tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024, gắn với khởi công xây dựng cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển.

Các ngành, các cấp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ triển khai kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024. Cùng với đó, chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện thủ tục, hồ sơ trình phê duyệt, đấu thầu dự án. Đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án, nhất là các dự án có quy mô lớn để đóng góp cho tăng trưởng.

Ngoài ra, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; tiếp tục thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp về thuế, phí, thương mại, đầu tư đã ban hành. Địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp cũng như quyết liệt cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Đồng thời, tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng chống thiếu nước, xâm nhập mặn, không để thiệt hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’

Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.