| Hotline: 0983.970.780

Không khởi tố vụ bé trai 7 tuổi tử vong sau mổ lấy đinh nẹp tay

Chủ Nhật 04/04/2021 , 11:25 (GMT+7)

Sau quá trình điều tra, Công an Bình Phước xác định, không có sự việc phạm tội xảy ra trong vụ bé trai 7 tuổi tử vong nên không khởi tố vụ án hình sự.

Công an TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước vừa ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự liên quan đến vụ việc bệnh nhi Lữ Đoàn Phi Công tử vong sau phẫu thuật mổ lấy xương đinh nẹp tay.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước nơi cháu Công được điều trị. Ảnh: Tư liệu.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước nơi cháu Công được điều trị. Ảnh: Tư liệu.

Cơ quan điều tra cho biết, trên cơ sở tài liệu chứng cứ thu thập được, xác định ngày 14/7/2020, cháu Lữ Đoàn Phi Công được gây mê, gây tê, phẫu thuật để lấy dụng cụ kết hợp xương.

Tuy nhiên sau khi được phẫu thuật thì cháu Công không tỉnh lại mà rơi vào tình trạng hôn mê, sau đó bị viêm cơ tim cấp gây trụy tim mạch, hô hấp, hôn mê sâu không hồi phục dẫn đến tử vong.

Theo đó, quá trình phẫu thuật, điều trị cho cháu Công, các y bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Bình Phước đã thực hiện đúng quy trình y khoa. Nguyên nhân dẫn đến viêm cơ tim cấp của Công là tai biến ngoài ý muốn và không thể tiên lượng được của các y bác sĩ điều trị.

Do đó, không có sự việc phạm tội xảy ra trong vụ việc bệnh nhi tử vong nên Công an thành phố Đồng Xoài ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự" - thông báo nêu.

Cháu Công được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước: Ảnh: Tư liệu.

Cháu Công được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước: Ảnh: Tư liệu.

Theo Sở Y tế tỉnh Bình Phước, liên quan đến nguyên nhân cháu Lữ Đoàn Phi Công tử vong, ngày 7/9/2020, Sở Y tế tỉnh Bình Phước có công văn thể hiện quy trình thực hiện việc điều trị cho cháu đúng quy trình, quy định. Riêng về tiên lượng, bác sĩ chưa tiên lượng hết được diễn biến của ngộ độc thuốc tê là có thể tái ngộ độc làm diễn biến của bệnh nặng hơn.

Khi tai biến xảy ra, kíp trực đã phát hiện kịp thời, chẩn đoán, xử trí phù hợp với diễn tiến bệnh. Khi bệnh nhân diễn tiến nặng, bác sĩ trực đã xin ý kiến của bác sĩ trực lãnh đạo và các chuyên khoa có liên quan. Kíp trực đã chủ động liên hệ các bệnh viện chuyên khoa tuyến trên trong quá trình xử trí và chuyển viện.

Một lãnh đạo sở Y tế cho biết, nguyên nhân tai biến nghĩ nhiều nhất là do ngộ độc thuốc tê Lidocain. Đây là tai biến ngoài ý muốn của các y bác sĩ điều trị.

Cháu Công tử vong trong quá trình điều trị. Ảnh: Tư liệu.

Cháu Công tử vong trong quá trình điều trị. Ảnh: Tư liệu.

Như Báo NNVN đã đưa tin, đầu tháng 4/2020, cháu Công bị gãy tay trái, được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Bình Phước và được chẩn đoán "gãy kín trên lồi xương cánh tay trái, vỡ hố khuỷu trái".

Ngày 4/4/2020, cháu được phẫu thuật nắn chỉnh bằng 3 cây đinh, đến ngày 8/4/2020 thì được xuất viện với sức khỏe bình thường. Sau khi xuất viện, cháu Công về nhà và vẫn đến trường học tập bình thường. 

Sáng 14/7/2020, cháu Công được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Bình Phước để phẫu thuật lấy đinh nẹp ở tay. Đến khoảng 15h cùng, gia đình hỏi và bác sĩ trả lời cháu đang hôn mê, rối loạn nhịp tim.

 Lúc 19h cùng ngày, gia đình yêu cầu bệnh viện chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM để cấp cứu. 

Mặc dù được các y bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM tận tình cứu chữa nhưng bé Công đã tử vong vào ngày 19/7/2020.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm