| Hotline: 0983.970.780

Kinh tế nông nghiệp chất lượng cao bắt kịp xu thế nông nghiệp thông minh 4.0

Thứ Tư 01/07/2020 , 16:08 (GMT+7)

Theo thống kê, 100% sinh viên ngành Kinh tế nông nghiệp chất lượng cao của Học viện Nông nghiệp Việt Nam có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp với mức lương hấp dẫn.

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng cùng tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 thì yêu cầu phát triển đội ngũ chuyên gia kinh tế nông nghiệp có đủ năng lực để xây dựng và quản lý các mô hình sản xuất, kinh doanh nông sản thông minh 4.0, phát triển các chuỗi giá trị nông sản toàn cầu là hết sức cần thiết.

Đây cũng chính là mục tiêu đào tạo của chương trình Kinh tế nông nghiệp chất lượng cao của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Thông tin tuyển sinh của ngành Kinh tế nông nghiệp chất lượng cao năm 2020. Ảnh: HVNN.

Thông tin tuyển sinh của ngành Kinh tế nông nghiệp chất lượng cao năm 2020. Ảnh: HVNN.

Kinh tế nông nghiệp chất lượng cao là gì?

Kinh tế nông nghiệp chất lượng cao là ngành học giảng dạy bằng tiếng Anh nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng của kinh tế, kinh tế nông nghiệp và cách thức vận dụng lý thuyết vào thực tiễn quản lý mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông sản trong bối cảnh hội nhập.

Ngành học xây dựng nền tảng thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cũng như kết hợp với các chiến lược bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Ở cấp độ vi mô, sinh viên ngành Kinh tế nông nghiệp chất lượng cao hiểu và vận dụng được những kiến thức về lý thuyết ra quyết định từ khía cạnh sản xuất và tiêu dùng.

Từ đó có những định hướng giúp cho các nhà sản xuất tối ưu hóa được nguồn lực sử dụng và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

Tương tự, sinh viên biết vận dụng lý thuyết hành vi tiêu dùng để đề xuất các chiến lược giúp các chủ thể kinh tế tiêu thụ hiệu quả các sản phẩm nông sản.

Lễ ký Biên bản ghi nhớ trong hợp tác đào tạo và nghiên cứu của Khoa Kinh tế và Phát triển nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam với Đại học Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: HVNN.

Lễ ký Biên bản ghi nhớ trong hợp tác đào tạo và nghiên cứu của Khoa Kinh tế và Phát triển nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam với Đại học Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: HVNN.

Ở cấp độ vĩ mô, đối tượng nghiên cứu của ngành học là các biện pháp chính phủ quyết định hỗ trợ người sản xuất, người tiêu dùng nông sản. Đối với các nền kinh tế phát triển, chính sách có xu hướng được đưa ra để hỗ trợ và bảo vệ nông dân, trợ cấp cho giá cả và thuế nhập khẩu nông nghiệp thường có tác động đáng kể đến dòng chảy thương mại và quan hệ thương mại.

Ngược lại, các quốc gia đang phát triển tìm cách đảm bảo cung cấp đủ lương thực cho người dân và tiếp cận thị trường thế giới để kiếm nguồn thu từ xuất khẩu. Cả hai nhiệm vụ này đều sẽ được thông báo và tư vấn bởi các nhà kinh tế nông nghiệp.

Bên cạnh những kiến thức được trang bị, sinh viên ngành Kinh tế nông nghiệp chất lượng cao được trang bị đầy đủ kỹ năng về đổi mới sáng tạo, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn, kỹ năng giao tiếp, phân tích, chuyển tải thông tin, kỹ năng thích ứng trong môi trường kinh doanh nhiều biến động.

Đầu ra rộng mở

Cử nhân ngành Kinh tế nông nghiệp chất lượng cao sẵn sàng đảm nhận đa dạng các vị trí công việc như:

- Chuyên gia tư vấn chính sách, công chức, viên chức quản lý kinh tế tại các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, nghiên cứu viên tại các viện, trung tâm nghiên cứu, chương trình, dự án kinh tế - xã hội liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Làm chủ, chuyên gia tư vấn tại các doanh nghiệp, trang trại, cơ sở chế biến, marketing về nông lâm thủy sản, các hợp tác xã, tổ chức tài chính và ngân hàng.

Sinh viên Kinh tế nông nghiệp chất lượng cao tham gia chương trình trao đổi sinh viên trong khuôn khổ dự án Linnaeus-Palme (SIDA) tại Trường Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển (SLU). Ảnh: HVNN.

Sinh viên Kinh tế nông nghiệp chất lượng cao tham gia chương trình trao đổi sinh viên trong khuôn khổ dự án Linnaeus-Palme (SIDA) tại Trường Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển (SLU). Ảnh: HVNN.

- Chuyên gia trong các tổ chức phi chính phủ về nông nghiệp, nông thôn, các công ty tư vấn về kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chương trình, dự án phát triển nông thôn, quản lý tài nguyên môi trường trong và ngoài nước.

- Giảng viên tại các cơ sở đào tạo về phân tích định lượng, kinh tế học và kinh tế học ứng dụng trong nông nghiệp.

- Thành lập và điều hành doanh nghiệp start-up, hợp tác xã.

Tại sao nên chọn Học viện Nông nghiệp Việt Nam?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là trường Đại học Nông nghiệp I) được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956, là một trường đại học trọng điểm quốc gia, đào tạo đa ngành. Đội ngũ giảng viên của Học viện có trình độ cao, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, trên 80% được đào tạo tại các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như: Mỹ, Úc, Nhật Bản, Bỉ, Hà Lan…

Sinh viên được học tập trong môi trường năng động với hệ thống phòng học thông minh có các thiết bị tiên tiến, hiện đại phục vụ việc học tập, thảo luận nhóm, nghiên cứu khoa học, học trực tuyến Microsoft Teams.

Sinh viên dễ dàng tiếp cận nguồn tài liệu từ Trung tâm thư viện của Học viện và phòng đọc của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn với nguồn sách, tạp chí, bộ sưu tập số đa dạng từ các nhà xuất bản lớn trên thế giới.

Sinh viên lớp Kinh tế nông nghiệp chất lượng cao Khóa 62 Học viện Nông nghiệp Việt Nam tham gia chương trình trao đổi tại Trường Đại học Kasetsart, Thái Lan. Ảnh: HVNN.

Sinh viên lớp Kinh tế nông nghiệp chất lượng cao Khóa 62 Học viện Nông nghiệp Việt Nam tham gia chương trình trao đổi tại Trường Đại học Kasetsart, Thái Lan. Ảnh: HVNN.

Chương trình Kinh tế nông nghiệp chất lượng cao được xây dựng với sự hợp tác của Trường Đại học Kentucky, Mỹ và Trường Đại học Sydney, Úc, nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Sinh viên ngành Kinh tế nông nghiệp chất lượng cao được giảng dạy bằng tiếng Anh và có cơ hội tham gia vào các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế, rèn nghề từ 6 tháng đến 1 năm tại các nước như Úc, Nhật Bản, Israel, Thụy Điển, Thái Lan, Trung Quốc…

Theo thống kê, 100% sinh viên ngành Kinh tế nông nghiệp chất lượng cao có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp với mức lương hấp dẫn, đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng.

Nếu bạn yêu thích ngành Kinh tế nông nghiệp chất lượng cao và mong muốn học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử này, hãy đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:

Mã trường

nhóm ngành

Tổ hợp tuyển sinh

Phương thức xét tuyển

HVN

HVN01

A00: Toán, Vật lí, Hóa học

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

- Tuyển thẳng: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo + theo quy định của Học viện

- Xét kết quả học tập bậc THPT (Xét học bạ) lớp 11 hoặc lớp 12: Ba môn trong tổ hợp xét tuyển >=18 điểm

- Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Thông tin liên hệ

Điện thoại: 024.6261.7578/ 024.6261.7520/ 0961.926.639/ 0961.926.939

Website: https://www.vnua.edu.vn

Facebook: www.facebook.com/hocviennongnghiep

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm