| Hotline: 0983.970.780

Kinh tế tập thể ở Châu Thành A

Thứ Năm 17/10/2024 , 09:45 (GMT+7)

ĐBSCL Các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng hàng hóa được hình thành và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện Châu Thành A.

 Người dân địa phương được tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ảnh: KT.

 Người dân địa phương được tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ảnh: KT.

Sau khi được công nhận huyện nông thôn mới (NTM) năm 2019, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang tiếp tục phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện NTM nâng cao vào năm 2025. Đến nay, địa phương đã có 6/6 xã đạt chuẩn NTM, trong đó 3 xã đạt NTM nâng cao, 1 xã NTM kiểu mẫu.

Với sự chung sức của cả hệ thống chính trị và người dân, bộ mặt nông thôn của huyện Châu Thành A đã có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, cơ sở hạ tầng thiết yếu về kinh tế - xã hội dần được hoàn thiện theo hướng chuẩn hóa, hệ thống giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh vùng nông thôn.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp địa phương đã thực hiện nhiều chương trình đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Qua đó, trình độ canh tác của người dân được nâng cao, cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

Tăng cường vai trò kinh tế tập thể

Sự thành công trong chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp là điểm sáng trong chương trình xây dựng NTM huyện Châu Thành A. Các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung phát triển theo hướng hàng hóa được hình thành và mang lại hiệu quả kinh tế cao như vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng sản xuất cây ăn quả, rau màu.

Theo đó, các nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng được triển khai hiệu quả, các khuôn khổ pháp lý cơ bản được hình thành, đáp ứng nhu cầu phát triển thực tế của địa phương. HTX nông nghiệp được khuyến khích phát triển về cả quy mô và số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, liên kết tiêu thụ, hình thành các vùng nguyên liệu lớn.

Đến nay, địa phương có 32 HTX, trong đó 26 HTX nông nghiệp với 1,462 thành viên, tổng số vốn góp gần 44,6 tỷ đồng; 116 THT nông nghiệp với 1,3 nghìn thành viên, tổng vốn góp gần 1,15 tỷ đồng. 

Ngoài ra, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, địa phương đã tập trung hỗ trợ người dân, HTX/THT tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi mới. Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ sản xuất. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. 

Theo đó, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có ít nhất 1 HTX/THT nông nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, thực hiện chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm. Tiêu biểu như HTX chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi, HTX nông nghiệp Phước Trung, HTX Phước Lộc.

 HTX Phước Lộc được hỗ trợ xây dựng lò sấy lúa công suất 100 tấn lúa/ngày, kho sức chứa gần 2.000 tấn lúa khô và nhiều trang thiết bị khác phục vụ hoạt động sản xuất. Ảnh: KT.

 HTX Phước Lộc được hỗ trợ xây dựng lò sấy lúa công suất 100 tấn lúa/ngày, kho sức chứa gần 2.000 tấn lúa khô và nhiều trang thiết bị khác phục vụ hoạt động sản xuất. Ảnh: KT.

Bên cạnh việc đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhiều HTX trên địa bàn huyện Châu Thành A được hỗ trợ cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Điển hình như HTX Phước Lộc, ấp Trường Hiệp A, xã Trường Long A, từ nguồn vốn của Dự án VnSAT, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện để HTX đầu tư xây dựng lò sấy lúa công suất 100 tấn lúa/ngày, kho có sức chứa gần 2.000 tấn lúa khô và nhiều trang thiết bị khác phục vụ hoạt động sản xuất.

Ông Trần Trung Kiên, Giám đốc HTX Phước Lộc tâm sự, được sự hỗ trợ vốn từ dự án VnSat xây dựng kho chứa và lò sấy, HTX có điều kiện liên kết tiêu thụ trực tiếp với nhiều doanh nghiệp lớn, từ đó tạo đầu ra ổn định cho bà con trồng lúa ở địa phương. Mỗi vụ, HTX thu mua gần 12 nghìn tấn lúa với mức giá cao hơn thị trường khoảng 200 đồng/kg. 

Ngoài ra, HTX còn thực hiện liên kết cung ứng vật tư, thiết bị và các loại dịch vụ nông nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất với mức giá hợp lý, mỗi vụ các thành viên HTX tiết kiệm thêm gần 3 triệu đồng/ha chi phí đầu tư.

Theo ông Nguyễn Vĩnh Thọ, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành A chia sẻ, các chính sách phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp thời gian qua, đã góp phần hỗ trợ các HTX nông nghiệp phát triển khá nhanh về số lượng và chất lượng. Qua đó, khắc phục những tồn tại, nhược điểm của các mô hình kinh tế nông hộ nhỏ, lẻ, hình thành khu sản xuất tập trung, cánh đồng lớn và vùng nguyên liệu lớn.

Phát triển sản phẩm OCOP

Trang trại dê sữa Ngọc Đào với quy mô khoảng 400 con, mỗi tháng cung ứng ra thị trường khoảng 1,2 -1,5 tấn sữa thanh trùng và nhiều sản phẩm từ sữa dê.

Thời gian đầu, việc tìm đầu ra sản phẩm gặp nhiều khó khăn do người tiêu dùng chưa biết đến sữa dê. Được sự hỗ trợ từ Phòng NN-PTNT địa phương, trang trại đã đăng ký tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm và đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh đối với 6 sản phẩm sữa dê thanh trùng, sữa chua dê sấy khô, Yaourt sữa dê, sữa chua dê và mít sấy thăng hoa, sữa chua dê và sầu riêng sấy thăng hoa, sữa chua dê và xoài cát sấy thăng hoa.

Trang trại dê sữa Ngọc Đào với quy mô 400 con, mỗi tháng thu được khoảng 1,2 -1,5 tấn/sữa. Ảnh: KT.

Trang trại dê sữa Ngọc Đào với quy mô 400 con, mỗi tháng thu được khoảng 1,2 -1,5 tấn/sữa. Ảnh: KT.

Theo bà Đặng Thị Ngọc Đào chủ trang trại dê sữa Ngọc Đào, nhờ có chương trình OCOP, các sản phẩm sữa dê có cơ hội tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ được nhiều khách hàng biết đến. Ngoài ra, bà còn đăng bán sản phẩm trên các trang thương mại điện tử như nông sản Hậu Giang, Facebook từ đó sản phẩm dần có được đầu ra ổn định.

Đến nay, huyện Châu Thành A đã phát triển 32 sản phẩm OCOP, trong đó có 12 sản phẩm 4 sao, 20 sản phẩm 3 sao. Thời gian tới, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các chủ thể OCOP, tạo điều kiện cho các HTX, cơ sở sản xuất và người dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản phẩm thế mạnh.

Đồng thời, UBND huyện Châu Thành A tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương, các chủ thể kinh doanh đầu tư trang thiết bị, dây chuyền sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm, quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ cho việc chế biến sản phẩm OCOP.

Tăng cường công tác tham gia xúc tiến thương mại tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là hội chợ trưng bày sản phẩm OCOP, xây dựng điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP tại các điểm chợ, các điểm bán hàng của bách hóa xanh, điểm du lịch cộng đồng.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bến Tre phát động công trình 'Hàng cây nông dân'

Bến Tre Tại xã Ngãi Đăng, các đại biểu thực hiện trồng 700 cây me chua tại địa điểm phát động chương trình 'Hàng cây nông dân'.

Khai trương điểm bán trên 100 sản phẩm OCOP tại Mỹ Tho

Tiền Giang Cửa hàng có trên 300 sản phẩm trong và tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu và ký gởi, trong đó có hơn 100 sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất