Lập trang trại nuôi dê lấy sữa kết hợp làm du lịch trải nghiệm, mỗi tháng ông Nguyễn Văn Đua (Tân Hòa, Châu Thành A, Hậu Giang) thu nhập khoảng 40 triệu đồng.
Tọa lạc tại xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, trang trại nuôi dê của vợ chồng anh Nguyễn Văn Đua được xem là mô hình nuôi dê lấy lớn nhất tỉnh Hậu Giang. Với diện tích 2 ha và có khoảng 300 con dê thì ngoài việc bán thương phẩm gia đình anh Đua còn lấy sữa dê để bán, hàng ngày cung cấp ra thị trường từ 40 đến 60 lít sữa tươi chưa thanh trùng và nhiều sản phẩm được làm từ sữa dê.
Phát biểu Anh NGUYỄN VĂN ĐUA – Xã Tân Hòa, huyện Châu thành A, tỉnh Hậu Giang: “Chúng tôi sản xuất sữa từ gia đình nhà của chúng tôi, chúng tôi chế biến trực tiếp cho ra thị trường không qua cái khâu trung giang hoặc mua sũa từ bên ngoài nên giá thành nó tương đối rẻ so với các loại sữa khác. Hiện nay chúng tôi đang sản xuất sửa thanh trùng Ngọc Đào dự kiến trong thời gian tới chúng tôi sẽ cho ra nhiều sản phẩm khác….”.
Nhờ áp dụng chăn nuôi theo tính tuần hoàn trang trại nuôi dê của anh Đua được xem là một mô hình nông nghiệp sạch, đem lại hiệu quả và được ngành nông nghiệp địa phương đánh giá cao. Hiện trang trại được anh Đua triển khai thành điểm du lịch trải nghiệm. Đến đây, du khách có thể trải nghiệm các công đoạn chăm sóc, cho dê ăn, lấy sữa và thưởng thức miễn phí các sản phẩm làm từ sữa dê.
Phát biểu Chị LÊ THỊ SƠN CA - Giáo viên Trường mẫu giáo Tuổi Ngọc, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang: “Trẻ được trải nghiệm thực tế cuộc sống các con vật đặc biệt là con dê giúp ích cho trẻ trong việc học ở trường”.
Phát biểuÔng TRẦN VĂN TUẤN – Cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang: “Thì hiện nay ở trên địa bàn huyện có 1 trang trại chuyên về dê sữa, đây là điểm chăn nuôi kết hợp du lịch bước đầu thấy mang lại hiệu quả rất cao, nuôi dê có thể tận dụng nguồn cỏ tự nhiên, thêm nữa tận dụng nguồn phế phẩm mít cho ăn thì giá thành rất thấp người nuôi hiện nay rất đạt hiệu quả”.
Mô hình nuôi dê của cơ sở Anh Đào là mô hình khởi nghiệp tiêu biểu của địa phương. Nhờ nghiên cứu, học hỏi quy trình nuôi dê vừa tạo ra những sản phẩm có giá trị, đem lại thu nhập cao. Ngoài ra mô hình còn giải quyết việc làm cho một số lao động địa phương, giúp bà con có thêm nguồn thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.