| Hotline: 0983.970.780

Kỳ chuyển nhượng kỳ lạ của bóng đá thế giới

Thứ Hai 22/08/2022 , 08:52 (GMT+7)

Không có nhiều ngôi sao lớn dịch chuyển bến đỗ trong hè 2022, nhưng tổng mức chi tiêu có các đội bóng lại lập kỷ lục mới trong lịch sử bóng đá.

d09ac0ba-816b-4a05-88a1-ccecc531641d_writtencasemirotrophy

Casemiro là cái tên đình đám tiếp theo gia nhập thị trường chuyển nhượng hè 2022.

Khi Man Utd kích hoạt hợp đồng trị giá 70 triệu euro với Casemiro, đội bóng này giúp tổng chi tiêu trong mùa hè 2022 của Ngoại hạng Anh đã vượt quá mốc 1,5 tỷ - một kỷ lục mới trong một mùa chuyển nhượng. Thậm chí, với khoảng 10 ngày còn lại, con số này có thể cán mốc 2 tỷ euro bởi cả Man Utd lẫn Chelsea đều trong trạng thái sẵn sàng vung thêm tiền mua sắm.

Nhìn vào lịch sử, điều này mang tới cảm giác lạ lùng. Thông thường, trước thềm một giải đấu lớn như World Cup, các đội bóng cũng như cầu thủ đều dè dặt trong việc chuyển đến một môi trường mới. Hẳn chưa ai quên Luis Suarez, Angel Di Maria hay xa hơn nữa là David Villa. Họ hoặc khao khát tìm đến môi trường mới, hoặc bị đội bóng hiện tại "ghẻ lạnh", nhưng đều kiên nhẫn chờ đến xong giải đấu lớn nhất hành tinh để tìm bến đỗ mới.

Dù vậy, khi nhìn vào chi tiết các hợp đồng, người hâm mộ lại nhận thấy không hẳn có một "bom tấn" thực sự nào trong hè này. Chữ ký đắt giá nhất cho tới lúc này - Tchouameni (80 triệu euro) - thực tế là một ngôi sao đang lên. Darwin Nunez hay Casemiro ra đi cũng không ảnh hưởng nhiều tới cơ hội thi đấu World Cup.  Matthijs De Ligt là trường hợp hiếm hoi, nhưng việc gia nhập một tập thể chuyên "gặt cúp" như Bayern Munich, rõ ràng trung vệ người Hà Lan sẽ càng "đổ bê tông" vào vị trí chính thức ở đội tuyển.

Sự phình to của ngân sách chuyển nhượng, thực tế nằm ở nhóm các đội bóng trung bình khá. Tại Ngoại hạng Anh, bên cạnh những đại gia sẵn có, những đội mới nổi đã chi tiêu rất mạnh tay, chẳng hạn Nottingham Forest ném ra gần 150 triệu euro trên thị trường chuyển nhượng để xây lại đội hình với 16 tân binh; West Ham cũng không chịu kém cạnh với hơn 120 triệu cùng 6 người mới. Nó ngang ngửa với Man City, Arsenal, và hơn đứt Liverpool.

Với ưu thế thì khoản tiền bản quyền truyền hình hậu hĩnh, cùng cơ chế tương đối mở với các tỷ phú nước ngoài, Ngoại hạng Anh ngày càng trở thành mảnh đất màu mỡ cho các nhà tài phiệt đầu tư vào bóng đá. Đó cũng là nguyên nhân khiến giải đấu này ngày càng tăng khả năng "hút máu" từ các quốc gia khác, đồng thời đưa mức độ cạnh tranh lên cao. Giờ thì một đội bóng tầm trung như Wolves cũng sẵn sàng tự phá kỷ lục chuyển nhượng để mang về Matheus Nunes với giá 45 triệu euro, 

Nhìn ở khía cạnh khác, việc Real Madrid không thể đưa về Kylian Mbappe, hay Barca chật vật trong khâu đăng ký nhóm tân binh trong hè 2022 càng khiến giá trị của Ngoại hạng Anh nổi bật hơn. Có thể, trên bình diện châu lục hoặc các giải đấu như Champions League, xứ sương mù lép vế, nhưng đó là bởi các đội bóng Anh phải tiêu tốn quá nhiều sức cho mặt trận quốc nội.

Họ chấp nhận đánh đổi thành tích châu lục ở hiện tại, để tiếp tục đầu tư hơn nữa cho đội hình tương lai, để có thể hoàn thành nhiệm vụ kép - điều mà từ sau Man Utd mùa 2007 - 2008, không đội nào làm được.

Xem thêm
Vở xiếc 'Ầu Ơ - Thanh âm đầu đời' mừng đại lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM Vở xiếc 'Ầu Ơ - Thanh âm đầu đời' của Nhà hát nghệ thuật Phương Nam ra mắt phục vụ khán giả TP Hồ Chí Minh nhân dịp mừng đại lễ 30/4 và 1/5.

Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm