| Hotline: 0983.970.780

Ký ức Tết của một người yêu vẻ đẹp Sài Gòn xưa

Thứ Năm 11/02/2021 , 18:32 (GMT+7)

Ký ức Tết trở thành điểm nhấn trong hai cuốn sách ‘Tùy bút - hồi ký- giai thoại trên báo xuân Sài Gòn xưa” và ‘Sài Gòn ngoảnh lại trăm năm’

Tác giả Phạm Công Luận đón Tết Tân Sửu với tuổi 60.

Tác giả Phạm Công Luận đón Tết Tân Sửu với tuổi 60.

Ký ức Tết là đề tài gây xao xuyến cho người Việt trong cái Tết Tân Sửu đặc biệt đối mặt thử thách Covid-19. Ký ức Tết không chỉ là những câu chuyện để thương để nhớ, mà còn khơi dậy văn hóa của một vùng đất, của một dòng họ, của một kiếp người.

Ký ức Tết và vẻ đẹp đô thị phương Nam giống như một vế đối cực kỳ hấp dẫn trong hai cuốn sách mới “Tùy bút - hồi ký – giai thoại trên báo xuân Sài Gòn xưa” và “Sài Gòn ngoảnh lại trăm năm” của tác giả Phạm Công Luận vừa được phát hành dịp Tết Tân Sửu 2021.

Năm nay tròn 60 tuổi, tác giả Phạm Công Luận cầm tinh Tân Sửu 1961 hé lộ tâm tư khi viết bộ sách đánh thức ký ức Tết của Sài Gòn xưa: “Tôi không có quê hương ấp ủ một tuổi thơ để trở về theo chiều không gian. Nên khi viết cuốn sách về cuộc sống trăm năm qua của Sài Gòn – Gia Định này, đối với tôi, như được về quê hương bản quán bằng chiều thời gian”.

Tác giả Phạm Công Luận khởi nghiệp từ một người chuyên làm báo cho tuổi học trò nên ông có những cuốn sách viết về năm tháng hồn nhiên như “Những lối về ấu thơ”, “Chú bé Thất Sơn”, “Đường phượng bay”… Thế nhưng, ngòi bút của Phạm Công Luận chỉ tác động đến đông đảo công chúng khi khai thác những chất liệu mang đậm ký ức văn hóa thành phố Hồ Chí Minh như “Sài Gòn - Chuyện đời của phố” hoặc “Những bức tranh phù thế”.

Ký ức Tết được chắc lọc trên các trang báo xuân Sài Gòn xưa.

Ký ức Tết được chắc lọc trên các trang báo xuân Sài Gòn xưa.

Hai cuốn sách “Tùy bút - hồi ký – giai thoại trên báo xuân Sài Gòn xưa” và “Sài Gòn ngoảnh lại trăm năm” cũng nằm trong mạch cảm hứng ấy của tác giả Phạm Công Luận. Nếu như “Tùy bút - hồi ký – giai thoại trên báo xuân Sài Gòn xưa” là những tư liệu sưu tập, thì “Sài Gòn ngoảnh lại trăm năm” có không ít đúc kết từ những quan sát và trải nghiệm riêng tư.

Tác giả Phạm Công Luận chỉ ra nhiều đặc trưng của Sài Gòn xưa còn lưu giữ giá trị đến hôm nay. Thứ nhất, Sài Gòn không phải là cái nôi của cải lương, nhưng là nơi hình thành và là đất sống quan trọng nhất của nhiều đoàn cải lương lớn nhất xứ này.

Thứ hai, không có gốc gác ở đây, nhưng phở Sài Gòn được ưa chuộng không kém phở Hà Nội. Sài Gòn là nơi hội tụ nhiều món ngon vùng miền nhiều không kẻ xiết, càng lúc càng nhiều.

Thứ ba,  không phải là nơi sinh ra chiếc áo dài, nhưng áo dài Sài Gòn được cách tân, được biểu diễn, được đưa vào thơ ca nhạc họa và được nhiều nhà may có tiếng cắt may tuyệt đẹp.

Tác giả Phạm Công Luận nhấn mạnh: “Từ trăm năm qua, người Sài Gòn đã chớm hưởng thụ nhiều thú vui tinh thần: nghe diễn thuyết, đọc sách báo, nghe hát dĩa và nghe băng nhạc, xem phim, sáng tác tranh và sưu tầm tranh... Món ăn tinh thần nào cũng hình thành hệ thống dịch vụ đi kèm. Người Sài Gòn không hề lạc hậu với thế giới trong thưởng thức các thành tựu văn hóa tinh thần, dù có bị bưng kín vẫn tìm cách thưởng thức. Tính cầu tiến, ham cái mới luôn sôi sục, không phải chỉ người trẻ mà người có tuổi vẫn dám xài, dám thể nghiệm những canh tân cải cách, những sản phẩm mới lạ”.

Tác phẩm nhắc nhở vẻ đẹp văn hóa Sài Gòn xưa.

Tác phẩm nhắc nhở vẻ đẹp văn hóa Sài Gòn xưa.

Là người đi tìm kiếm những ký ức Tết của Sài Gòn xưa, thì ký ức Tết riêng của tác giả Phạm Công Luận như thế nào? Ông thổ lộ: “Có một dạo tôi miệt mài viết về những cái Tết trong gia đình khi còn cha mẹ. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc khi ngồi trước màn hình máy tính hoặc trong bóng đêm thả trí nhớ bay về miền xanh thẳm thơm mùi thuốc pháo ở những ngày xưa. Sau đó, những chuyện cũ như phai dần sau một lần lấy ra từ trong kho của kỷ niệm, giống như cuốn sách cổ trong hầm mộ tan thành bụi bay theo gió khi phơi ra ánh sáng mặt trời”.

Ngoài những cuốn sách đứng tên cá nhân, tác giả Phạm Công Luận còn có tác phẩm viết cùng với vợ mình - nhà báo Đông Vy có tên gọi “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, ký bút danh chung là Phạm Lữ Ân.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Giành vé đi tiếp?

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Malaysia trong khuôn khổ VCK U23 châu Á sẽ diễn ra vào lúc 20h00 ngày 20/4/2024 trên sân vận động quốc tế Khalifa. 

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm