| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng: Nông sản tại các cơ sở du lịch canh nông không vượt dư lượng thuốc BVTV

Thứ Năm 03/10/2019 , 20:29 (GMT+7)

Qua kiểm tra các mẫu rau, củ, quả và chè tại các cơ sở du lịch canh nông, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng xác định các mẫu đều an toàn, không vượt quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết, thời gian qua, Chi cục đã lấy 200 mẫu nông sản gồm dâu tây, xà lách, cà chua, ớt, cải thảo, atisô… ở các cơ sở du lịch canh nông để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả cho thấy 200/200 mẫu đều an toàn, không vượt ngưỡng quy định.

Khách du lịch tham quan vườn dâu tây tại một cơ sở du lịch canh nông ở phường 11, TP Đà Lạt, Lâm Đồng.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, hiện nay, các cơ sở du lịch canh nông đều chú trọng phát triển chất lượng sản phẩm, đặt tiêu chí vì sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng.

Những cơ sở này đều ứng dụng công nghệ cao, thực hiện quy trình canh tác hiện đại. Đồng thời, nhập khẩu giống mới từ những quốc gia tiên tiến nên cây trồng kháng bệnh tốt, ổn định về năng suất, chất lượng. Nhiều cơ sở áp dụng công nghệ sinh học trong canh tác rau, hoa.

Hiện toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 32 mô hình du lịch canh nông đạt chuẩn Điểm du lịch canh nông, Tuyến du lịch canh nông của UBND tỉnh Lâm Đồng. Ngoài ra, 20 mô hình khác đang được cơ quan chức năng thẩm định các tiêu chí để công nhận du lịch canh nông trong thời gian tới.

Xem thêm
THANHDO GROUP kỷ niệm 10 năm thành lập và ra mắt bộ sản phẩm mới

Tối 29/3 tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh), Công ty Cổ phần Nông nghiệp Thành Đô (THANHDO GROUP) tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và ra mắt bộ sản phẩm mới.

Tận dụng phụ phẩm protein sau giết mổ làm thức ăn chăn nuôi

EFPRA cho rằng đây là xu hướng tất yếu giúp bảo tồn tài nguyên, hạn chế lãng phí thực phẩm và tối ưu hóa việc sử dụng sản phẩm phụ trong thức ăn chăn nuôi.  

Giải pháp ổn định môi trường nước và kiểm soát EHP trong nuôi tôm

ĐBSCL EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là bệnh nguy hiểm cho nghề nuôi tôm hiện nay, làm cho nhiều vụ nuôi phải thu hoạch sớm, hoặc mất trắng. 

Bình luận mới nhất