| Hotline: 0983.970.780

Làm sao mở 'hầu bao' doanh nghiệp ủng hộ xây dựng nông thôn mới?

Thứ Sáu 12/07/2019 , 08:40 (GMT+7)

Có một thực tế phổ biến là nguồn vốn xây dựng nông thôn mới (NTM) ở nhiều nơi đang đến chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Trong khi đó, rất khó huy động được nguồn lực của doanh nghiệp, khiến cho họ vui vẻ mở “hầu bao” tham gia vào đóng góp. Huyện Thường Tín, TP Hà Nội cũng không phải là một ngoại lệ.

15-51-49_dsc_2094
Sản xuất hương vòng ở huyện ngoại thành Thường Tín.

Trên lộ trình thực hiện NTM, đến nay Thường Tín đã có 24 xã được thành phố công nhận xã chuẩn NTM, phấn đấu đến năm 2019 có thêm 4 xã đạt chuẩn, năm 2020 thì đạt huyện NTM. Các xã đã đạt NTM đều là những địa phương có nguồn lực kinh tế khá nên chỉ 4 xã còn lại cũng là điều khó bởi mới đạt được từ 15 - 16 tiêu chí/xã, trong đó các tiêu chí chưa đạt chủ yếu là giao thông, trường học, làng văn hóa, môi trường… rất nặng tiền, đặc biệt là vấn đề môi trường ô nhiễm tại các làng nghề rất nan giải.

Trong khi đó, tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong tiến hành xây dựng NTM đã khiến cho huyện này phải kiên quyết chỉ đạo các xã tập trung vào công tác thu ngân sách, đấu giá quyền sử dụng đất, tiết kiệm chi để bố trí vốn cho trả nợ.

Bản thân UBND huyện Thường Tín đã trích ngân sách từ nguồn thu tiền sử dụng đất năm 2016 và nguồn thưởng vượt thu dự toán ngân sách thành phố năm 2015 để hỗ trợ cho các xã tổng số 17,2 tỉ trả nợ cho 55 dự án còn lại mà những nơi này không bố trí được nguồn.

Trong khi đó, nguồn lực huy động cho việc xây dựng NTM lại chủ yếu đến từ ngân sách. Cụ thể, theo thống kê của Thường Tín, kết quả huy động từ năm 2016 đến nay là 1.266 tỉ trong đó ngân sách trung ương 1 tỉ, ngân sách thành phố 175 tỉ, ngân sách huyện 612 tỉ, ngân sách xã 43 tỉ, vốn lồng ghép 415 tỉ, vốn dân đóng góp 18 tỉ…

Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa làm sao để cho không trở thành một gánh nặng với người dân là một bài toán khó để tìm kiếm sự cân bằng. Việc huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư tại chỗ phải phù hợp với điều kiện kinh tế của nhân dân, phải cho nhân dân thấy được quyền lợi của họ, gia đình, cộng đồng họ trong đó. Thực hiện việc lấy ý kiến dân chủ, rộng rãi trong nhân dân. Các công trình xây dựng phải được đưa ra dân bàn, dân giám sát để đảm bảo chất lượng, tạo được lòng tin và sự phấn khởi trong dân chúng.

Có điều kỳ lạ là dù cuộc sống của nhiều người dân còn phải nhiều vật lộn với cơm, áo, gạo, tiền nhưng vẫn huy động được 18 tỉ đồng. Có nhiều gia đình hăng hái hiến đất để cho làng xã mở đường, làm các công trình phúc lợi xã hội.

Nhưng hai năm vừa rồi, Thường Tín gần như rất khó khăn trong việc huy động được sự tham gia của các doanh nghiệp, HTX trong khi huyện có tới 126 làng nghề truyền thống, trên 12.700 cơ sở sản xuất và hàng trăm doanh nghiệp tư nhân sản xuất trong lĩnh vực nghề truyền thống, có 4 cụm công nghiệp làng nghề.

Theo thống kê, tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp mỗi năm gần đây đạt trên 10.000 tỉ đồng, tạo nguồn thu rất lớn. Vì sao khối kinh tế này lại thờ ơ trong việc xây dựng NTM trên chính địa bàn mình đang sản xuất, kinh doanh? Vì họ không thấy được ích lợi của mình trong việc góp sức cho công cuộc đó.

Để huy động sự tham gia của doanh nghiệp cần phải đi kèm những chính sách rất cụ thể và đảm bảo hiệu quả cho hoạt động của các doanh nghiệp. Không chỉ huy động sự đóng góp của doanh nghiệp kiểu mở “hầu bao” tài trợ mà quan trọng hơn phải khuyến khích được họ đầu tư vào địa bàn, phát triển cơ sở sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, sử dụng chính nguồn lao động địa phương, đóng góp cho sự phát triển của địa phương thì mới thực sự là bền vững.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Sản phẩm OCOP và câu chuyện phát triển vùng nguyên liệu

Bắc Kạn Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn cũng chú trọng phát triển vùng nguyên liệu.