| Hotline: 0983.970.780

Làn sóng huấn luyện viên ngoại trở lại V-League

Chủ Nhật 27/12/2020 , 15:17 (GMT+7)

Sau HAGL và Thanh Hóa, tới lượt TP.HCM hoàn tất việc bổ nhiệm thầy ngoại Alexandre Polking cho mùa giải 2021. Đây là HLV thứ ba tới V-League làm việc mùa tới.

HLV Polking (giữa) dẫn dắt TP.HCM theo hợp đồng một năm.

HLV Polking (giữa) dẫn dắt TP.HCM theo hợp đồng một năm.

Chiều 25/12, TP.HCM chính thức đón tân HLV trưởng Alexandre Polking cùng hai trợ lý Paulo Alexander và Luiz Philipe. Cựu HLV từng giúp Bangkok United giành một Cup Quốc gia Thái Lan, hai lần á quân Thai League. Polking là HLV ngoại thứ ba làm việc tại V-League 2021, sau Kiatisuk (HAGL) và Ljupko Petrovic (Thanh Hóa), đồng thời hứa hẹn chưa phải người cuối cùng.

Nguyên nhân là bởi ở 11 CLB V-League còn lại, nhiều bến đỗ được dự báo là bất ổn trên ghế huấn luyện. Có thể sớm điểm mặt hai đội là Than Quảng Ninh, Hải Phòng. Cả hai cùng đặt nhiều tham vọng cho mùa giải mới, được lãnh đạo sẵn sàng đầu tư, nhưng nội bộ còn những bất ổn. Quảng Ninh mới có HLV mới, trong khi chất lượng cầu thủ của Hải Phòng chưa đảm bảo. Thành tích của cả hai có thể trồi sụt bất cứ lúc nào.

Từng có thời điểm, thầy ngoại là mốt ở V-League. Đó là những năm quãng 2010. Nhưng rất nhanh, những thầy Tây phải rút lui không kèn không trống, dù đó có là Alfred Riedl mát tay hay Kiatisuk uy quyền. Hai HLV có thể xem là thành công trong lịch sử V-League, là Henrique Calisto (Long An) và Arjhan Somgamsak (HAGL). Hai người nữa tạm coi là có dấu ấn, là Petrovic và Chung Hae-song, với thành tích cán đích ở vị trí á quân. Nhưng họ cũng chỉ thành công trong đúng một mùa. Petrovic ra đi, để rồi giờ mới trở lại. Còn HLV Chung vừa mất ghế và phải nhường vị trí cho chính Polking.

So với thầy nội, số phận những HLV nước ngoài thường chênh vênh hơn nhiều. Chưa có bất cứ một nhà cầm quân nào tạo dựng được đế chế như Phan Thanh Hùng (Quảng Ninh), Lê Huỳnh Đức (Đà Nẵng), Phạm Minh Đức (Hà Tĩnh) hay Chu Đình Nghiêm (Hà Nội). Đó là điều trái ngược với thực tế, khi mức lương dành cho Kiatisuk và Polking lên tới 30.000 USD/tháng, gấp 5, 6 lần so với những HLV nội từng vô địch V-League như Huỳnh Đức, Việt Hoàng, Chu Đình Nghiêm.

Ngoại trừ HAGL, gọi Kiatisuk về với nhiều ý đồ, hai đội còn lại là TP.HCM và Thanh Hóa cũng là những CLB chăm sử dụng thầy ngoại nhất. Kể từ khi thăng hạng năm 2017 đến nay, TP.HCM đã sử dụng 3 ông thầy nước ngoài là Alain Fiard (Pháp), Toshiya Miura (Nhật Bản) và Chung Hae-soeng (Hàn Quốc). Với Thanh Hóa, ngoài "bố già" Petrovic, đội bóng xứ Thanh còn từng bổ nhiệm Marian Mihail và Fabio Lopez, nhưng cả hai nhà cầm quân này chẳng để lại dấu ấn tại nơi đậm dấu ấn địa phương như xứ Thanh.

Việc HLV ngoại khó trụ lại V-League tương phản với thành công của họ trên cương vị ĐTQG. Karl-Heinz Weigang, Alfred Riedl, Henrique Calisto và hiện tại là Park Hang-seo, tất cả đều thành công rực rỡ. Nhưng tại sân chơi CLB, khoảng hai phần ba trong số hơn 40 HLV ngoại phải xách vali rời ghế nóng trong vòng một mùa đổ lại.

Giống như thị trường chuyển nhượng cầu thủ, lượng HLV ngoại như một chất xúc tác, giúp V-League thêm phần hấp dẫn. Vài năm qua, nhiều trường phái của HLV nội đã được định hình và khẳng định tên tuổi như kiểm soát bóng (Phan Thanh Hùng, Chu Đình Nghiêm), phản công (Trương Việt Hoàng), phá lối chơi (Phạm Minh Đức), hay đánh biên (Lê Huỳnh Đức). Họ đều trụ ở CLB hiện tại nhiều năm, và nếu không có thầy ngoại, với vốn kinh nghiệm phong phú từ châu Âu, rất khó để thách thức những tên tuổi gạo cội của làng bóng nội.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm