| Hotline: 0983.970.780

Làng văn hóa kiểu mẫu nở hoa

Thứ Tư 31/05/2023 , 09:02 (GMT+7)

Tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu đến 2030 có 60 làng văn hoá được xây dựng với môi trường cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, văn minh, giàu bản sắc văn hoá truyền thống.

Theo Nghị quyết 08/NQ-HĐND, Vĩnh Phúc chủ trương xây dựng các Làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh trở thành nơi đáng sống, phát triển đồng bộ, toàn diện, bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội.

Cùng với đó là giữ được sự cân bằng sinh thái, hài hòa với thiên nhiên, bản sắc văn hoá dân tộc. Quan trọng là người dân có cuộc sống ổn định, ấm no và hạnh phúc. Đồng thời sớm hoàn thành các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Phục dựng, bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống, hỗ trợ các hoạt động nâng cao hoạt động của hệ thống thiết chế, văn hóa, thể thao, phát huy các giá trị văn hóa trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu sẽ được UBND tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí. Ảnh: Hoàng Anh

Phục dựng, bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống, hỗ trợ các hoạt động nâng cao hoạt động của hệ thống thiết chế, văn hóa, thể thao, phát huy các giá trị văn hóa trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu sẽ được UBND tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí. Ảnh: Hoàng Anh

Thực hiện đề án, Vĩnh Phúc ban hành Nghị quyết 06/2023/NQ-HĐND quy định rõ đối tượng áp dụng là các làng, thôn, bản, tổ dân phố, khu phố, khối phố, tiểu khu được lựa chọn thực hiện xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu.

Nghị quyết này gồm 16 chính sách đặc thù hỗ trợ, trong đó có 1 chính sách hỗ trợ thông qua hình thức cho vay vốn được ủy thác qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội, 2 chính sách hỗ trợ để thực hiện các dự án đầu tư công.

Các chính sách còn lại chủ yếu thực hiện hỗ trợ một lần sau khi đối tượng được hỗ trợ đã hoàn thành mô hình, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đủ điều kiện.

Đối với mô hình kinh doanh dịch vụ thương mại, hỗ trợ mỗi làng 2 mô hình cho các đối tượng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân triển khai các mô hình tại nơi thực hiện xây dựng Làng văn hoá kiểu mẫu.

Cụ thể, hỗ trợ 200 triệu đồng/mô hình siêu thị mini xây mới; 50 triệu đồng /cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh tổng hợp xây dựng mới. Hỗ trợ 100 triệu đồng/ điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng của tỉnh và của địa phương. Hỗ trợ 50 triệu đồng/ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.  

Đáng chú ý, hỗ trợ mỗi mô hình điểm du lịch cộng đồng 300 triệu đồng. Loại hình Homestay (khách lưu trú và trải nghiệm văn hoá sinh hoạt gia đình tại nhà dân) xây dựng mới có quy mô đầu tư đáp ứng phục vụ từ 15 khách trở lên hỗ trợ 100 triệu đồng/cơ sở. Hỗ trợ không quá 3 mô hình/làng.

Loại hình Farmstay (khách lưu trú và trải nghiệm các giá trị văn hóa bản địa tại nông trại) kết hợp trải nghiệm nông nghiệp xây dựng mới có diện tích tối thiểu 0,5ha và có quy mô đầu tư đáp ứng phục vụ từ 30 khách trở lên hỗ trợ 300 triệu đồng/cơ sở, mỗi làng không quá 2 mô hình.

Hỗ trợ 50 triệu đồng/mô hình đối với các hộ gia đình, cá nhân thực hiện mô hình vườn sản xuất (trồng cây ăn quả, trồng cây dược liệu, trồng rau sạch, trồng hoa, cây cảnh) được tạo lập mới có quy mô trên 1.000m trở lên. Mỗi làng không quá 3 mô hình.  Vườn được tạo lập mới có quy mô từ 500m đến 1.000m được hỗ trợ 30 triệu đồng/mô hình. Hỗ trợ không quá 5 mô hình làng…

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành cùng lãnh đạo huyện Tam Đảo và người dân thôn Đồng Pheo, xã Yên Dương, huyện Tam Đảo trồng cây trong khuôn viên Làng văn hoá kiểu mẫu. Ảnh: H.A

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành cùng lãnh đạo huyện Tam Đảo và người dân thôn Đồng Pheo, xã Yên Dương, huyện Tam Đảo trồng cây trong khuôn viên Làng văn hoá kiểu mẫu. Ảnh: H.A

Các hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại làng thực hiện xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu được hỗ trợ vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thông qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo theo quy định.

Đối với các hộ gia đình, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc là người khuyết tật áp dụng lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo.

Thời hạn cho vay tối đa 60 tháng. Thời hạn vay vốn cụ thể được căn cứ vào nguồn vốn, mục đích sử dụng vốn vay, chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng.  Đối với hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vay vốn để thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được vay tối đa 200 triệu đồng. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay vốn để thực hiện mô hình phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại các làng thực hiện Làng văn hóa kiểu mẫu được vay tối đa 2.000 triệu đồng.

Ngoài ra, các xã nơi có làng thực hiện xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu nếu chưa có quy hoạch sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí lập quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, hỗ trợ ngân sách cấp huyện mức vốn không quá 25 triệu đồng/ làng để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (trừ các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh), trong đó công trình thiết chế văn hóa, thể thao và sinh hoạt cộng đồng được hỗ trợ không quá 15 triệu đồng.

Hỗ trợ 100% kinh phí tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia (bao gồm các hạng mục công trình kiến trúc chính và sảnh, vườn, cổng, tường rào và hạ tầng kỹ thuật trong khuôn viên đồng bộ. Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích được xếp hạng.

Để duy trì thường xuyên hạ tầng, cảnh quan và môi trường, UBND cấp xã nơi có làng thực hiện Làng văn hóa kiểu mẫu được hỗ trợ 100 triệu đồng/làng/năm để mua thùng phân loại hoặc xây dựng bể, chế phẩm xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình ...

Phụ nữ thôn Lục Liễu, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo thường xuyên vệ sinh đường làng, ngõ xóm, đóng góp hiệu quả trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu. Ảnh: Hoàng Anh

Phụ nữ thôn Lục Liễu, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo thường xuyên vệ sinh đường làng, ngõ xóm, đóng góp hiệu quả trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu. Ảnh: Hoàng Anh

Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện phục dựng, bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống là di sản văn hóa phi vật thể trong danh mục kiểm kê tại nơi thực hiện xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu được hỗ trợ 100% kinh phí phục dựng, bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống là di sản văn hóa phi vật thể trong danh mục kiểm kê được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hỗ trợ 100% kinh phí phục dựng, bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống, hỗ trợ nâng cao các hệ thống thiết chế, văn hóa, thể thao; Quy tập các mộ riêng lẻ về nghĩa trang của làng thực hiện xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu;  Sắp xếp lại các cột điện, đường dây điện hạ thế để đảm bảo an toàn giao thông, cảnh quan; đào tạo nhân viên y tế thôn, tổ dân phố đạt chuẩn do Bộ Y tế quy định.

Hộ chăn nuôi gia súc và động vật khác trong chăn nuôi (trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường) tự nguyện dừng hoạt động chăn nuôi trong khu dân cư tại nơi thực hiện xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu; đi thuê chuồng trại chăn nuôi tại các khu vực được phép chăn nuôi để tiếp tục sản xuất chăn nuôi.

Tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu đến hết năm 2030 có tối thiểu 60 làng được xây dựng với các đặc trưng cơ bản về cấu trúc không gian, kiến trúc cảnh quan được bảo tồn và chỉnh trang kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; môi trường cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, văn minh, giàu bản sắc văn hoá truyền thống; đời sống văn hoá, tinh thần của người dân lành mạnh, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tự quản.

Dự kiến nguồn vốn dành cho Đề án là 2.610 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 2.475 tỷ đồng; nguồn ngân sách cấp huyện, xã và nguồn xã hội hóa: 135 tỷ đồng. 

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.