Theo Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, đến cuối tháng 7, mực nước trên sông Tiền tại Tân Châu dao động ở mức 1,9 - 2 m, thấp hơn TBNN từ 0,33 - 0,43 m; cao hơn năm 2023 từ 0,07 - 0,17 m).
Cũng đến cuối tháng 7, mực nước trên sông Hậu tại Châu Đốc dao động ở mức 1,85 - 1,95 m, thấp hơn TBNN từ 0,02 - 0,12 m; xấp xỉ và cao hơn năm 2023 từ 0 - 0,08 m.
Đến 20 tháng 8, mực nước tại Tân Châu dao động ở mức 2,25 - 2,4 m, thấp hơn TBNN khoảng 0,54 – 0,69 m; cao hơn năm 2023 từ 0,08 - 0,23 m. Mực nước tại Châu Đốc dao động ở mức 2,1 - 2,25 m, thấp hơn TBNN từ 0,27 - 0,42 m; xấp xỉ và cao hơn năm 2023 từ 0 - 0,11 m.
Đỉnh lũ chính vụ năm 2024 có khả năng xuất hiện vào nửa đầu tháng 10. Cụ thể, đỉnh lũ tại Tân Châu dao động ở mức 3,2 – 3,50 m (tương đương hoặc thấp hơn báo động 1 từ 0 - 0,3 m, thấp hơn TBNN từ 0,4 - 0,7 m, cao hơn năm 2023 từ 0,11 - 0,41 m. Đỉnh lũ tại Châu Đốc dao động ở mức 2,9 – 3,2 m, xấp xỉ hoặc cao hơn báo động 1 từ 0 - 0,2 m, thấp hơn TBNN từ 0,31 - 0,61 m, xấp xỉ hoặc cao hơn năm 2023 từ 0 - 0,27 m. Như vậy, đỉnh lũ đầu nguồn sông Cửu Long năm nay ở mức báo động 1.
Tuy lũ đầu nguồn nhận định ở mức thấp, nhưng do tác động mạnh bởi triều cường dự báo ở mức cao nên nhiều khả năng đỉnh lũ khu vực vùng giữa và vùng ven biển ĐBSCL xuất hiện cùng với đỉnh triều cường.
Cụ thể là vào kỳ triều cường cuối tháng 10 và tháng 11, đỉnh lũ phổ biến ở mức xấp xỉ và trên mức báo động 3, chỉ một số trạm thấp hơn mức báo động 3, cao hơn khá nhiều TBNN và cao hơn cùng kỳ năm 2023.