Đặc điển đất trồng cà phê Tây Nguyên
Tây Nguyên, thủ phủ của cây cà phê với trên 500.000ha, chiếm 90% diện tích trồng cà phê của cả nước.
Cà phê hầu hết được trồng trên đất đỏ bazan một phần đất xám, với ưu thế thành phần cơ giới tơi xốp, thoát nước, tầng canh tác dày hàng mét cộng với tiểu vùng khí hậu Cao nguyên mát mẻ, nhiệt độ ổn định từ 22 - 32 độ C, có hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; là điều kiện lý tưởng cho cây cà phê sinh trưởng, phát triển.
Tuy nhiên, do độ dốc, rửa màu thường xuyên vào mùa mưa và tưới nước đã làm giảm độ màu mỡ của đất biểu hiện rõ nét nhất là: Đất chua pH < 4,0, nghèo kiệt lân (P2O5); Magie (MgO); Silic (SiO2); Vôi (CaO); các chất vi lượng điển hình là: Bo (B); Kẽm (Zn); Đồng (Cu); magan (Mn)…
Bên cạnh đó, việc sử dụng phân bón của nhiều nhà vườn chưa đúng kỹ thuật như: Sử dụng nhiều phân đơn urê, S.A (đạm sunphat); lân supe… tăng thêm độ chua cho đất và hàm lượng lưu huỳnh (S).
Cà phê là loại cây trồng lưu niên, có thể khai thác 20 - 30 năm và hàng năm sau thu trái đã lấy đi một lượng dinh dưỡng rất lớn từ đất gồm có: N - P - K là 3 chất đa lượng; Các chất trung lượng: CaO; MgO; SiO2; cùng các chất vi lượng: B, Zn, Cu…
Để đạt năng suất các nhà vườn thường đầu tư lượng phân lớn chưa cân đối thường hay chú ý đến đạm, lân, kali nên cây vẫn "đói ăn", các chất vôi, magie, silic, vi lượng ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất chất lượng trái.
Nhiều nơi bà con nông dân sử dụng các loại NPK thông thường tan nhanh sau khi bón gặp mưa hoặc tưới phân tan và rửa trôi, bốc hơi thất thoát từ 40 - 60% hiệu lực của phân. Trong điều kiện giá vật tư rất cao như hiện tại thì lãng phí rất lớn, điều này gợi mở phải chọn loại phân nào thích hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Những điểm lưu ý trong lựa chọn phân bón giúp cà phê no đủ dinh dưỡng nhất
Hiện trên thị trường phân bón có rất nhiều chủng loại, dòng sản phẩm, có thể quy tụ lại thành ba nhóm sau đây:
+ Nhóm phân đơn: Phổ thông là urê, supe lân, kali, các loại phân đơn khi bón chỉ cung cấp duy nhất một chất dinh dưỡng đó là: N hoặc P2O5, hay K2O. Các nhà khoa học khuyến cáo bà con nên hạn chế sử dụng các loại phân này dễ gây lãng phí phân bón dễ phát sinh sâu bệnh, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất, chất lượng của cà phê.
+ Nhóm phân hỗn hợp N - P - K:
Các loại N - P - K hiện có được chế tạo bởi hóa hợp 3 loại phân bón: Đạm, Lân supe và kali, dùng phụ gia vê viên, tạo hạt, nhuộm màu, sấy khô, xuất xưởng thành phẩm. Có rất nhiều loại NPK tùy theo tỷ lệ % tham gia của các chất đạm, lân, kali, tuy nhiên các loại NPK không đầy đủ các chất trung lượng: Vôi (CaO); magie (MgO); Silic (SiO2) cùng 6 yếu tố vi lượng. Khi bón NPK cho cà phê thường xảy ra hiện tượng cây "đói" các chất trung vi lượng, đồng thời các loại NPK thường tan nhanh rửa trôi, giảm hiệu lực của phân
+ Nhóm phân đa yếu tố:
Hiện nay, duy nhất chỉ có Phân bón Văn Điển được xếp vào nhóm phân đa yếu tố bởi trong các loại phân đều có từ 10 – 16 loại dinh dưỡng. Lân nung chảy Văn Điển là loại phân đa yếu tố có chứa: 16% (P2O5); 30% (CaO); 15% (MgO); 24% (SiO2) và 0,04% (B); 0,02% (Zn); 0,02%(Cu); 0,01% (Co); 0,2% (Fe)…
Các loại NPK Văn Điển, mỗi loại đều chứa đến 13 loại chất dinh dưỡng ví dụ đa yếu tố NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng: 12% (N); 8% (P2O5); 12% (K2O); 6% (CaO); 6% (MgO); 9% (SiO2); 6% (S) và 6 chất vi lượng B, Zn, Cu, Mn, Fe, Co… Như vậy sử dụng lân Văn Điển, NPK Văn Điển có đầy đủ tất cả các loại chất dinh dưỡng mà cây cà phê cần, không phải bón thêm bất kỳ loại phân nào khác.
Vì sao Phân bón Văn Điển được các nhà vườn Tây Nguyên lựa chọn cho cây cà phê?
Từ năm 2000, bằng kết quả nghiên cứu và tổng kết các mô hình thực tiễn sử dụng phân bón Văn Điển cho cây cà phê của việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho hiệu quả vượt trội hơn tất cả các loại phân bón khác một cách bền vững đã lan tỏa khắp Tây Nguyên trên các nhà vườn.
Bà con canh tác cà phê ưa thích sử dụng lân nung chảy Văn Điển bón khép kín cùng đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển, xin giới thiệu một số loại phân đa yếu tố Văn Điển bà con Tây Nguyên đang dùng:
- Lân nung chảy Văn Điển: Lân nung chảy Văn Điển dạng bột mịn hoặc dạng hạt thông thường có màu ghi xám, chậm tan trong nước, nhưng dễ tan trong dịch chua của rễ cây tiết ra có độ pH lớn hơn 8, hầu như không bị rửa trôi, bay hơi, sau khi bón vào đất.
Lân nung chảy Văn Điển cung cấp dinh dưỡng: 16% (P2O5); 30% (CaO); 15% (MgO); 24% (SiO2) ; 0,04% (B); 0,02% (Zn); 0,02%(Cu); 0,01% (Co); 0,2% (Fe)...
- Các loại đa yếu tố NPK Văn Điển:
+ ĐYT NPK 12.5.10 có thành phân dinh dưỡng N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 2%; SiO2 = 4%; S = 11% và 6 loại vi lượng: B, Zn, Cu, Mn, Fe, Co…
+ ĐYT NPK 13.3.10 có thành phân dinh dưỡng N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 2%; SiO2 = 4%; S = 11% và 6 loại vi lượng: B, Zn, Cu, Mn, Fe, Co…
+ ĐYT NPK 12.8.12 có thành phân dinh dưỡng N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S = 6% và 6 loại vi lượng: B, Zn, Cu, Mn, Fe, Co…
+ ĐYT NPK 12.7.20 có thành phân dinh dưỡng N = 12%; P2O5 = 7%; K2O = 20%; CaO = 8%; MgO = 6%; SiO2 = 4%; S = 4% và 6 loại vi lượng: B, Zn, Cu, Mn, Fe, Co…
Như vậy, cả 4 loại ĐYT NPK Văn Điển đều có đầy đủ 13 loại dinh dưỡng, các chất đa lượng trung lượng chiếm tỷ lệ % cao.
Hướng dẫn bón thúc phân bón Văn Điển cho cây cà phê mùa mưa ở Tây Nguyên
Tây nguyên có hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông mùa mưa đến sớm hơn từ 10 – 15 ngày.
Mùa khô, đất khô, không khí độ ẩm thấp khi vào mùa mưa độ ẩm tăng cao, trời nhiều mây, mưa đều đặn vào buổi chiều thời tiết mát mẻ, mùa mưa Tây Nguyên dược chia 3 giai đoạn: Đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa: Mỗi giai đoạn nhu cầu dinh dưỡng của cà phê cũng khác.
Đầu mùa mưa: nhu cầu rễ tơ phát triển mạnh để lấy nước cùng dinh dưỡng nên cần nhiều lân, cây cần vôi để bộ rễ tái sinh mạnh, cần xốp đất thông thoáng bộ rễ hấp thụ dinh dưỡng đạm, lân, kali, vi lượng để nuôi cành, tạo chất, nuôi trái non sau đậu trái. Cung cấp phân bón lúc này như sau:
Lân nung chảy Văn Điển bón 1,5 – 2,0 kg/gốc kết hợp 1,0 – 1,5kg/gốc, ĐYT NPK 12.5.10 hoặc dùng ĐYT NPK 13.3.10. Chọn đất sau mưa còn ẩm 80% rải phân xung quanh hình chiếu tán cây hoặc bón phân đơn mưa, (chiều rải phân, tối mưa sẽ làm tan phân NPK, lân, cây dễ dàng hấp thu dinh dưỡng). Các đồi dốc, bón phân xung quanh mép bồn lấy lá già, cỏ, tủ đất phủ kín phân.
Phân lân Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển bón đầu mùa mưa cung cấp ngay kịp thời đầy đủ 13 loại dinh dưỡng. Chất lân (P2O5) giúp cho bộ rễ tơ sinh sản mạnh, nhanh để lấy nước hấp thụ dinh dưỡng nuôi cây cả niên vụ, chất đạm (N) giúp cho cây phát triển lá, cành, nuôi trái non.
Chất magie (MgO) tăng hiệu suất quang hợp lá tạo chất khô sau này tích vào hạt, chất vôi (CaO) khử chua đất vùng rễ động thời cũng là dinh dưỡng cho cây, chất silic (SiO2) giúp cho cây dày lá, hình thành lớp cutin chống thất thoát hơi nước, kháng sâu bệnh cao. Các chất vi lượng bổ xung xúc tác tạo men trong phản ứng sinh hóa học của cây.
Đến giữa mùa mưa: nhu cầu dinh dưỡng của cà phê có sự thay đổi rõ rệt đó là tập trung dinh dưỡng nuôi trái lớn, lúc này nhu cầu về P2O5 lớn nhất sau đến là kali và đạm thấp, loại phân Văn Điển thích hợp để bón là: ĐYT NPK 12.8.12, lượng bón tùy theo tuổi cây, độ màu của đất khả năng cho năng suất trái có thể bón từ 1,0 – 2kg/cây. Rải phân dưới hình chiếu tán cây xong tưới nước hoặc bón đón mưa, bón sau mưa khi đất còn độ ẩm khoảng 80%.
Đến cuối mùa mưa: Thời điểm này trái căng tròn, nhân hạt đã vào chắc, kết cấu dinh dưỡng cây cần kali cao, sau đó là lân và đạm thấp, các chất trung lượng càng yêu cầu thấp, các chất vi lượng hấp thụ cao.
Tuy nhiên do đầu tư phân đa yếu tố Văn Điển luôn chứa đầy đủ 13 loại chất dinh dưỡng cho nên cây trồng có nhu cầu bất kỳ thời điểm nào cũng đáp ứng được ngay vì các chất lượng đã được bón vào đất, hơn thế nữa phân bón Văn Điển tan từ từ không bị rửa trôi mất dinh dưỡng, chúng nằm trong đất dự trữ cung cấp bền lâu cho cây.
Đợt bón cuối mùa mưa bà con thường ưa dùng loại ĐYT NPK 12.7.20, liều lượng bón từ 0,8kg – 1,2kg/cây. Rải phân trực tiếp đất quanh hình tán cây sau đó tưới nước hoặc lợi dụng trời mưa để bón.
Những vườn cà phê khó tưới mùa khô thì nên bón thêm lân nung chảy Văn Điển vào đợt này lượng bón từ 1,0-1,5 kg/cây, thay vì bón lân vào mùa khô dễ dưỡng cây và bộ lá phục vụ tốt cho phân hóa mầm non và trổ hoa thụ phân tan này.
Tính khác biệt hiệu quả vượt trội của phân đa yếu tố Văn Điển trong bối cảnh giá vật tư tăng cao
Phân bón Văn Điển vượt trội hơn hẳn các loại phân bón khác bởi nó có nhiều loại dinh dưỡng nhất (13 - 16 loại chất dinh dưỡng).
Sử dụng phân Văn Điển không phải bón thêm bất kỳ loại phân nào khác, điều này đồng nghĩa với giảm chi phí đầu tư trong hoàn cảnh giữa vật tư đang ở mức rất cao. Phân bón Văn Điển tốt bền ít rửa trôi, ít bay hơi.
Sau khi bón, là loại phân khoáng tự nhiên, an toàn cho người và cây trồng, sản xuất sản phẩm cà phê sạch, hữu cơ phục vụ cho xuất khẩu. Phân bón Văn Điển kéo dài tuổi thọ, năm khai thác cho cây cà phê tăng hiệu quả hữu dụng của các nhà vườn cà phê Tây Nguyên.
Bón phân Văn Điển giúp cho cây cà phê khỏe, bộ lá xanh sáng bóng, dày, ít rụng, cành và nhánh bẹ bóng, đậu trái cao, ít rụng trái non, trái chín đồng đều, tỷ lệ trái 2 nhân cao.
Hiện nay ở Tây Nguyên đâu đâu có cà phê là ở đó bà con các dân tộc ưa dùng phân Văn Điển. Phân bón Văn Điển thực sự là người bạn đồng hành không thể thiếu trong canh tác cây cà phê ở Tây Nguyên.