| Hotline: 0983.970.780

Luật lâm nghiệp sẽ tác động lớn đến đời sống người trồng rừng

Thứ Tư 15/11/2017 , 16:53 (GMT+7)

Ngay sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật lâm nghiệp với đa số ĐBQH tán thành vào sáng 15/11, chiều cùng ngày Bộ NN – PTNT đã tổ chức cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về những điểm mới trong Luật lâm nghiệp này.  

Thứ trưởng Hà Công Tuấn thông tin cho báo chi về những điểm mới trong Luật Lâm nghiệp

Xây dựng Luật theo chuỗi giá trị của rừng

Mở đầu cuộc họp, thay mặt Bộ NN – PTNT, với tư cách Tổ trưởng Tổ biên tập dự án Luật lâm nghiệp, Thứ trưởng Bộ NN – PTNT Hà Công Tuấn bày tỏ trân trọng cảm ơn đến Quốc hội, ĐBQH cùng các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan báo chí trong suốt thời gian qua đã ủng hộ giúp Bộ trong việc hoàn thiện các công việc được giao theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn vui mừng trước việc Quốc hội biểu quyết thông qua Luật lâm nghiệp và khẳng định Luật đã kế thừa các thành tựu của Luật bảo vệ và phát triển rừng hiện hành. Kết quả đó sẽ có đột phá trong công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ, phát triển rừng trong thời gian tới. Với Luật lâm nghiệp đã khắc phục được những hạn chế của luật hiện hành và sẽ có tác động lớn, tích cực đến đời sống người trồng rừng, chủ rừng và công tác quản lý, bảo vệ, xuất khẩu lâm nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới.

Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, điểm rõ nhất của Luật lâm nghiệp là xây dựng theo hướng chuỗi giá trị trồng rừng, sản xuất, chế biến, thương mại nhằm nâng cao hiệu quả vốn rừng. Đặc biệt, trong Luật đã dành từng chương, khoản quy định khá chi tiết cụ thể đảm bảo quyền, nghĩa vụ và lợi ích chính đáng cho chủ rừng, người trồng rừng và cư dân sống gần rừng. Chính giá trị của Luật sẽ tác động một cách sâu sắc đến 16 triệu ha đất rừng hiện nay của nước ta.

Đề cập những vấn đề khác, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho hay, bên cạnh kế thừa những thành tựu của Luật hiện hành thì Luật lâm nghiệp còn đáp ứng tình hình thực tế cũng như các dự báo sắp tới. Đáng chú ý, Luật lâm nghiệp đã thể chế hóa 3 chủ trương lớn của Đảng, đó là thể chế hóa Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 13 của Ban Bí thư, Nghị quyết 24 của Trung ương Đảng, trong đó khẳng định lâm nghiệp là ngành kinh tế - xã hội vừa thực hiện việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho những người gần rừng, sống được nhờ rừng, cùng với đó phát huy giá trị xã hội là thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, các nhiệm vụ quan trọng khác đối với Luật lâm nghiệp cũng được quy định rõ để có cách quản lý bền vững liên quan đến quốc phòng an ninh, môi trường tài nguyên quốc gia.

Sẽ có những thay đổi lớn về chính sách

Nhấn mạnh về việc thể chế hóa Nghị quyết 26 của Trung ương về phát triển lâm nghiệp theo chuỗi sử dụng, chế biến, thương mại sản phẩm từ rừng, Thứ trưởng Hà Công Tuấn khẳng định từ đây sẽ có những thay đổi lớn về chính sách trồng, bảo vệ, chăm sóc, phát triển vốn rừng.

Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, Luật lần này có điểm mới, trước đây cứ hình thành rừng từ quản lý bảo vệ trồng khoanh nuôi thành rừng, nay quản lý theo chuỗi, sử dụng, chế biến, thương mại. Đây cũng là thể chế hóa quan điểm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với hội nhập quốc tế. Nghĩa là Luật đã làm rõ việc chế biến và thương mại.

Đề cập cụ thể về giá trị của Luật lâm nghiệp có tác động như thế nào đối với người làm nghề rừng? Thứ trưởng Hà Công Tuấn khẳng định, lần này kỳ vọng sẽ có tác động mang lại hiệu quả cao hơn cho chủ rừng và người trồng rừng. Mỗi loại chủ rừng được quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ trong Luật. Tinh thần là mở rộng quyền lợi của chủ rừng ngay trong luật.

“Luật lần này có quy định về nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, đã được luật hóa từ Nghị định 99 phí dịch vụ môi trường rừng. Về lâu dài nó sẽ trở thành nguồn tài chính chủ lực cho kinh tế rừng. Rừng tự nhiên có đóng cửa thì vẫn có nguồn thu. Năm ngoái thu từ dịch vụ môi trường rừng được 1.300 tỷ, năm nay dự kiến 1.600 tỷ và năm sau quyết tâm đạt 2.000 tỷ đồng. Có nguồn thu này sẽ tăng thu nhập cho người làm rừng”, Thứ trưởng Tuấn chia sẻ đồng thời nhấn mạnh, với cái tâm xây dựng Luật lần này là làm thế nào không phải chặt rừng mà vẫn tăng được thu nhập từ rừng.

Về một số câu hỏi của báo chí liên quan đến quy định về hệ thống tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính hay những vấn đề cụ thể về thẩm quyền thu hồi đất rừng, xử lý nạn chặt phá rừng, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cam kết trên nền tảng của Luật lâm nghiệp, từ nay đến khi Luật có hiệu lực thi hành, Bộ NN – PTNT sẽ sớm hoàn thiện Nghị định hướng dẫn thi hành và các Thông tư có liên quan cho từng quy định cụ thể trong Luật với tinh thần là giúp công tác quản lý lâm nghiệp tốt lên, đột phá hơn hiện nay, nhất là phát huy tích cực, có hiệu quả về các giá trị 16 triệu ha rừng Việt Nam.

  Một điểm mới trong Luật cũng được Thứ trưởng Hà Công Tuấn đề cập đó là Luật lần này quy định quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng bền vững. Có nghĩa là xác định bảo vệ phát triển rừng lâu dài, bền vững gắn với chế biến...

Xem thêm
Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thiên tai về, tài sản ra đi

Hà Giang Mới đầu mùa mưa, nhưng người dân ở vùng cao Hà Giang đã phải hứng chịu 2 đợt thiệt hại do thiên tai gây ra, đau lòng nhất là đã có người tử vong.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất