| Hotline: 0983.970.780

Lực đẩy vốn cho giảm nghèo hiệu quả

Thứ Hai 30/10/2023 , 10:21 (GMT+7)

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Bình đưa nguồn vốn của Nhà nước đến các đối tượng thụ hưởng phát triển kinh tế góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo.

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, hàng ngàn hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, hộ chính sách đã được tiếp cận nguồn vốn vay lãi suất thấp của hệ thống các Ngân hàng Chính sách xã hội (Ngân hàng CSXH) từ tỉnh đến các huyện, thị.

Nhiều gia đình đã được tiếp sức từ nguồn vốn, phát triển kinh tế để có thu nhập ổn định, từng bước giảm nghèo và đi lên. Nhờ vậy, nhiều địa phương trong tỉnh đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo xuống thấp qua hàng năm.

Theo ông Trần Văn Tài, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH Quảng Bình, hiện nay, chi nhánh quản lý 24 chương trình tín dụng. Các chương trình này đã được điều hành linh hoạt theo quy định và tổ chức thực hiện kịp thời, đúng chính sách, chế độ và đối tượng thụ hưởng.

Cán bộ Chi nhánh Ngân hàng CSXH Quảng Bình kiểm tra kết quả sử dụng đồng vốn vay phát triển sản xuất nông nghiệp tại huyện Bố Trạch. Ảnh: Tâm Phùng.

Cán bộ Chi nhánh Ngân hàng CSXH Quảng Bình kiểm tra kết quả sử dụng đồng vốn vay phát triển sản xuất nông nghiệp tại huyện Bố Trạch. Ảnh: Tâm Phùng.

“Trong số các chương trình tín dụng đang dư nợ, có 10 chương trình có dư nợ tăng trong năm 2022 và 2023. Đặc biệt năm 2023 tập trung tăng mạnh ở các chương trình cho vay nhà ở xã hội 341 tỷ đồng, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường 194 tỷ đồng, cho vay giải quyết việc làm 167 tỷ đồng, cho vay hộ cận nghèo 141 tỷ đồng, cho vay thoát nghèo 119 tỷ đồng, cho vay hộ nghèo 99 tỷ đồng”, ông Trần Văn Tài cho hay.

Để các chương trình vay được triển khai đúng đến các đối tượng thụ hưởng, Chi nhánh Ngân hàng CSXH Quảng Bình và các phòng giao dịch Ngân hàng CSXH các địa phương đã tích cực chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội làm ủy thác cho vay, giải ngân các chương trình tín dụng. Thông qua nguồn vốn tín dụng ưu đãi, các tổ chức đã lồng ghép được các chương trình tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cách thức làm ăn.

Từ đồng vốn vay ưu đãi, các hộ nghèo và đối tượng chính sách được nâng cao nhận thức, từng bước thay đổi cách nghĩ, cách làm, biết phát huy nội lực, tự vươn lên trong sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Hoạt động cho vay vốn của NHCSXH đã củng cố các tổ chức hội, đoàn thể, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo, an sinh xã hội của địa phương.

Những chương trình vay của Ngân hàng CSXH đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách có vốn để đầu tư phát triển kinh tế.

Theo ông Trần Văn Tài, trong năm 2022, 2023, Chi nhánh Ngân hàng CSXH Quảng Bình đã giải ngân doanh số 2.882 tỷ đồng, với 52.460 lượt hộ vay vốn, trong đó có 2.639 lượt hộ nghèo, 2.869 lượt hộ cận nghèo. Nhờ phát triển kinh tế có hiệu quả, thu nhập ổn định, đã có 2.806 lượt hộ mới thoát nghèo. Ngoài ra, có 11.219 lượt hộ vay công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, 6.985 lao động vay vốn giải quyết việc làm, 1.006 hộ vay vốn sản xuất, kinh doanh, 29 đơn vị vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất. Từ nguồn vốn vay đã có tác động tốt đến công tác giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội.

Đến nay, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh Ngân hàng CSXH đạt trên 5.000 tỷ đồng với 84 ngàn khách hàng vay vốn. Nguồn vốn vay tín dụng đã tạo sinh kế giúp nhiều hộ nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Chúng tôi đã về xã Vạn Trạch (huyện Bố Trạch), thăm gia đình chị Hoàng Thị Thu. Trước đây, gia đình chị từng là hộ cận nghèo của xã.

Chị Thu khẳng định: "Nếu không có nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH thì gia đình tôi cũng khó có được thành quả của ngày hôm nay”.

Từ nguồn vốn vay, gia đình chị Hoàng Thị Thu đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Ảnh: Tâm Phùng.

Từ nguồn vốn vay, gia đình chị Hoàng Thị Thu đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Ảnh: Tâm Phùng.

Những năm trước, gia đình chị Thu gặp nhiều khó khăn, vất vả. Không có vốn làm ăn nên chỉ biết bám víu vào mấy sào ruộng.

Tiếp cận được đồng vốn vay, gia đình đã bắt tay đầu tư phát triển kinh tế. Nhận thấy lợi thế có đất đồi, vườn rộng, gia đình phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp và trồng rừng.

“Chúng tôi sử dụng đồng vốn để mua hai bò mẹ sinh sản, nuôi gà thả vườn. Hàng năm thu nhập từ chăn nuôi cũng được vài chục triệu đến trăm triệu thì dùng để phát triển rừng trồng”, chị Thu cho hay.

Có được thu nhập ổn định qua hàng năm, gia đình chị Thu dần dần làm ăn khấm khá, đã tích lũy để làm được ngôi nhà khang trang. “Hiện, gia đình còn có đàn bò 6 con và rừng trồng. Đó coi như là tài sản nhờ đồng vốn vay mà sinh ra”, chị Thu hồ hởi nói thêm.

Đối với anh Hồ Thanh Ngọc (ở xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch), thì sử dụng đồng vốn vay bằng cách khác. Khi có vốn, anh để đầu tư cải tạo 3,5ha đất vùng đồi sang trồng ổi chất lượng cao.

Giống ổi mà anh đưa vào canh tác là giống ổi Lê Đài Loan quả to, ngọt và giòn. Hiện vườn ổi của gia đình anh đã đưa vào thu hoạch chính vụ. Ngoài 2 vụ chính trong năm vào tháng 5 và tháng 11 thì vườn ổi còn cho thu hoạch trái vụ.

Qua hai năm thu hoạch, thương hiệu ổi của anh Ngọc đã được nhiều người biết đến nên việc tiêu thụ khá thuận tiện. Quả ổi xuất bán có trọng lượng bình quân khoảng 0,3kg. Giá bán tại vườn trung bình 25 ngàn/kg. Nhờ năng suất cao, giá tốt nên anh Ngọc thu về trên 500 triệu đồng mỗi năm.

Đứng ở vườn ổi, anh Ngọc cho hay, đã canh tác theo hướng hữu cơ và quy trình VietGAP để  nâng cao chất lượng và phục vụ tốt hơn cho khách hàng.

“Chúng tôi đã thành lập Hợp tác xã nông sản sạch Phúc Lộc với 18 thành viên có tổng diện tích đất sản xuất gần 20ha. Sắp tới, Hợp tác xã chúng tôi sẽ tạo nhiều sản phẩm mới như nước ép trái ổi, trà lá ổi… đưa ra thị trường”, anh Ngọc vui vẻ nói.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.