| Hotline: 0983.970.780

Lý do ông Hồ Quang Cua đề xuất chọn Cà Mau khởi động Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Thứ Năm 14/12/2023 , 15:05 (GMT+7)

Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua, 'cha đẻ' của gạo ngon nhất thế giới ST25 tin tưởng Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp sẽ thành công.

Kỹ sư - Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua, 'cha đẻ' gạo ngon nhất thế giới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Kỹ sư - Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua, "cha đẻ" gạo ngon nhất thế giới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại Hội thảo quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo về lúa gạo, sự kiện trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, ông Hồ Quang Cua đã có nhiều kiến nghị liên quan đến Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Bộ NN-PTNT.

Tin tưởng Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải chắc chắn sẽ thành công, Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua kiến nghị Bộ NN-PTNT nên khởi phát Đề án tại vùng bán đảo Cà Mau, nơi có hơn 100.000ha vùng chuyên canh lúa - tôm.

Ông Hồ Quang Cua phân tích, thứ nhất là quy trình canh tác, vùng chuyên canh lúa - tôm này nếu không có cây lúa thì mỗi năm 12 tháng ngập nước. Kể từ khi thực hiện mô hình lúa - tôm với giải pháp “rút khô giữa mùa và rút khô 3 lần” thì hiệu quả so sánh về giảm phát thải đã cao hơn rất nhiều so với vùng đất chuyên lúa.

“Chúng tôi đã đầu tư ở vùng này 7 - 8 năm nay và thấy rằng, với giải pháp “rút khô giữa mùa và rút khô 3 lần” ngoài việc giảm nước tưới, giảm phát thải khí mê tan đồng thời cũng cho chất lượng gạo thơm hơn, ngon hơn và dẻo hơn”, kỹ sư Hồ Quang Cua khẳng định.

Ngoài ra, theo “cha đẻ” của Gạo ngon nhất thế giới, với quy trình canh tác mới mô hình này còn làm tăng khả năng cơ giới hóa đồng ruộng. Trước đây không thể đưa máy gặt đập liên hợp xuống vuông tôm, tuy nhiên sau khi chứng minh được hiệu quả, giờ đây bà con đã đồng ý đưa máy gặt đập liên hợp xuống để canh tác, nhờ đó mỗi công đất bà con được thêm 2 triệu đồng.

“Chi phí đầu tư giảm, tỷ lệ thất thoát lúa sau thu hoạch giảm, có thể tránh được tình trạng lúa bị ngâm trong nước nên lợi nhuận cho bà con tăng lên đáng kể”, ông Hồ Quang Cua chia sẻ.

Giải pháp thứ hai liên quan đến sử dụng các sản phẩm tiên tiến nhằm giảm chi phí đầu vào, bảo vệ cây lúa trong quá trình canh tác, từ đó có thể chống chịu với biến đổi khí hậu và giảm phát thải. Bài học kinh nghiệm của ông Hồ Quang Cua là sử dụng các chế phẩm vi sinh, vật tư đầu vào phù hợp, hiệu quả.

Vùng bán đảo Cà Mau với diện tích lúa ngập lớn, chắc chắn phát thải nhiều khí mê tan nên những năm qua ông Hồ Quang Cua phối hợp với các nhà khoa học ở Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu và đưa vào ứng dụng nhiều sản phẩm chế phẩm để “yếm khí mê tan” và đạt được hiệu quả rõ rệt.

“Khi chúng tôi sử dụng những sản phẩm yếm khí thế hệ mới vào vụ hè thu đã nhận thấy sau 20 ngày gốc rễ cây lúa khỏe mạnh, độ pH giảm. Ngoài ra, chỉ với 2kg chế phẩm/ha, bà con có thể thu vài tấn phân hữu cơ tại chỗ với chi phí sản xuất cực thấp”, ông Hồ Quang Cua khẳng định.

Theo ông Hồ Quang Cua, những vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân trong những sản phẩm này cực kỳ hiệu quả.

Đối với vi sinh vật phân giải lân, khi vào rễ cây lúa để đưa ra gieo sạ giúp rễ dài ra rất nhanh, thời điểm nước nênh bà con dẫn nước vào ruộng lúa không bị nổi. Giai đoạn đầu cây lúa cũng phát triển rất nhanh, có thể đứng vững khi ngập nước. Điều này củng cố cho quan điểm giảm mật độ gieo sạ, giảm chi phí giống, từ đó giảm giá thành, tăng hiệu quả kinh tế cho bà con.

Còn đối với sản phẩm vi sinh cố định đạm giúp cung cấp nguồn đạm cân bằng và ổn định suốt chu kỳ và cây lúa; giúp cây lúa không bao giờ có màu xanh đậm mà chỉ có màu ngà ngà, hiệu quả rất cao. “Năm nay chúng tôi ứng dụng vào những mô hình hợp tác với người nông dân trên diện tích khoảng 3.000ha. Tính ra, mỗi một ha chỉ tốn 300 ngàn đồng chi phí, tuy nhiên hiệu quả đạt được cực kỳ cao. Đây là kết quả đã được kiểm chứng, tôi tin nếu đưa vào quá trình thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Bộ NN-PTNT sẽ cực kỳ hiệu quả”, Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua đề xuất.

Thứ ba, theo ông Hồ Quang Cua, tính toán sử dụng vi sinh vật để thay thế hóa chất bảo vệ thực vật, sẽ giúp giảm tần suất phát sinh các loài gây hại cho cây lúa, từ đó giúp bà con giảm số lượng sử dụng thuốc BVTV mà vẫn có thể bảo vệ cây lúa suốt chu kỳ.

Ví dụ sử dụng sản phẩm Bio Lacto Em là chế phẩm vi sinh vật lợi khuẩn có thể sử dụng xử lý gốc rạ, bổ sung các vi sinh vật có lợi cho cây lúa.

Điểm nổi bật của chế phẩm Bio Lacto Em là tăng độ tơi xốp, thông thoáng, bổ sung hệ vi sinh vật có lợi và đối kháng tự nhiên, ngăn chặn nấm bệnh trong đất và cây trồng, cải tạo đất đai thoái hóa bạc màu do canh tác lâu theo truyền thống.

Vi sinh vật trong sản phẩm này cũng giúp tăng độ pH và giảm độ mặn, giảm sử dụng phân bón hóa học. kích thích cây trồng sinh trưởng, tăng năng suất và chất lượng cho hạt lúa và gạo, hoàn toàn không độc hại với sức khỏe con người.

Đó đều là những giải pháp nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tạo ra trong sản xuất nông nghiệp, góp phần chống lại tình trạng biến đổi khí hậu.

“Tôi cho rằng Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp có thể là Đề án đầu tiên trên thế giới tính đến chuyện bán tín chỉ các bon trên quy mô 1 triệu ha. Chính vì vậy, kiến nghị Bộ NN-PTNT bắt đầu triển khai Đề án từ vùng bán đảo Cà Mau, sau khi thành công sẽ triển khai tiếp ở vùng hai vụ lúa. Tôi tin rằng cơ sở thành công của Đề án là rất lớn và xin chúc mừng Bộ NN-PTNT cũng như bà con nông dân trồng lúa”, “cha đẻ” gạo ngon nhất thế giới khẳng định.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nhiều diện tích lúa sắp thu hoạch ở Quảng Bình bị đổ rạp do mưa lớn

Hàng trăm ha lúa vụ đông-xuân đang kỳ thu hoạch tại Quảng Bình bị đổ rạp do mưa lớn…