| Hotline: 0983.970.780

Phát động Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Thứ Ba 12/12/2023 , 12:17 (GMT+7)

HẬU GIANG Vị thế ngành lúa gạo Việt Nam đang được củng cố và nâng cao,  không chỉ từ những con số ấn tượng về sản lượng và giá trị xuất khẩu trong những năm gần đây.

Sáng 12/12, tại Hậu Giang, Bộ NN-PTNT phát động đề án 'Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030'. Tham dự có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, quan khách quốc tế, các bộ ngành trung ương và địa phương vùng ĐBSCL. 

Sáng 12/12, tại Hậu Giang, Bộ NN-PTNT phát động đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Tham dự có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, quan khách quốc tế, các bộ ngành trung ương và địa phương vùng ĐBSCL. 

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, nông nghiệp, nông dân, nông thôn được Đảng và Nhà nước ta xác định 'là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế'. Trong đó, sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất trọng điểm, không chỉ giúp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của đất nước cũng như thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong việc đảm bảo hệ thống lương thực, thực phẩm quốc tế. 

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, nông nghiệp, nông dân, nông thôn được Đảng và Nhà nước ta xác định "là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế”. Trong đó, sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất trọng điểm, không chỉ giúp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của đất nước cũng như thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong việc đảm bảo hệ thống lương thực, thực phẩm quốc tế. 

Việt Nam là một trong số các nước sản xuất lúa gạo và xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Vị thế của ngành lúa gạo Việt Nam đang được củng cố và nâng cao hơn bao giờ hết; không chỉ từ những con số ấn tượng về sản lượng và giá trị xuất khẩu trong những năm gần đây, mà còn thể hiện ở những phản hồi tích cực của người tiêu dùng thế giới về gạo Việt, và hạt gạo của chúng ta liên tiếp được vinh danh trên trường quốc tế… 

Việt Nam là một trong số các nước sản xuất lúa gạo và xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Vị thế của ngành lúa gạo Việt Nam đang được củng cố và nâng cao hơn bao giờ hết; không chỉ từ những con số ấn tượng về sản lượng và giá trị xuất khẩu trong những năm gần đây, mà còn thể hiện ở những phản hồi tích cực của người tiêu dùng thế giới về gạo Việt, và hạt gạo của chúng ta liên tiếp được vinh danh trên trường quốc tế… 

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho rằng, với nhiều lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu, người dân cần cù, có truyền thống sản xuất lúa nước lâu đời; cùng với sự mạnh dạn trong áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, ngành lúa gạo của ĐBSCL đã thu được nhiều thành công và góp phần khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thông qua dự án VnSAT, người dân trồng lúa tại đây đã bước đầu quen thuộc với các quy trình canh tác bền vững, hướng tới giảm phát thải, đã bước đầu đo đạc được lượng khí phát thải từ hoạt động sản xuất lúa.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho rằng, với nhiều lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu, người dân cần cù, có truyền thống sản xuất lúa nước lâu đời; cùng với sự mạnh dạn trong áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, ngành lúa gạo của ĐBSCL đã thu được nhiều thành công và góp phần khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thông qua dự án VnSAT, người dân trồng lúa tại đây đã bước đầu quen thuộc với các quy trình canh tác bền vững, hướng tới giảm phát thải, đã bước đầu đo đạc được lượng khí phát thải từ hoạt động sản xuất lúa.

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, trong bối cảnh ba chữ 'biến' ngày càng tác động mạnh hơn đối với nông nghiệp, trong đó có ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, hiện nay biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng thế giới. Yêu cầu của thị trường ngày càng cao, quy định của các nước nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt. Đó là chất lượng gạo phải được nâng cao, phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phải tuân thủ trách nhiệm cộng đồng trong bảo vệ môi trường thông qua việc giảm thiểu sử dụng đầu vào sản xuất có nguồn gốc hóa học, sản xuất giảm phát thải; đó là phải nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng lúa trên cùng một đơn vị diện tích sản xuất. 'Tại COP 26, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký cam kết phấn đấu đạt phát thải ròng bằng '0' vào năm 2050. Như vậy, có thể thấy ngành lúa gạo Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thách thức, khó khăn và yêu cầu phải 'chuyển mình'.

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, trong bối cảnh ba chữ “biến” ngày càng tác động mạnh hơn đối với nông nghiệp, trong đó có ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, hiện nay biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng thế giới. Yêu cầu của thị trường ngày càng cao, quy định của các nước nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt. Đó là chất lượng gạo phải được nâng cao, phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phải tuân thủ trách nhiệm cộng đồng trong bảo vệ môi trường thông qua việc giảm thiểu sử dụng đầu vào sản xuất có nguồn gốc hóa học, sản xuất giảm phát thải; đó là phải nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng lúa trên cùng một đơn vị diện tích sản xuất. “Tại COP 26, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký cam kết phấn đấu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Như vậy, có thể thấy ngành lúa gạo Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thách thức, khó khăn và yêu cầu phải “chuyển mình”.

Bộ trưởng NN-PTNT nhấn mạnh rằng, đề án 'Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030' đã được Chính phủ phê duyệt, ban hành với mục tiêu hình thành được một triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Bộ trưởng NN-PTNT nhấn mạnh rằng, đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” đã được Chính phủ phê duyệt, ban hành với mục tiêu hình thành được một triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Trong quá trình triển khai Đề án, Bộ NN-PTNT sẽ thực hiện thí điểm các chính sách mới như chi trả tín chỉ các-bon dựa trên kết quả; tập trung vào sản xuất phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, tận dụng tối đa phụ phẩm từ sản xuất lúa gạo; khai thác đa giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm chế biến từ lúa gạo ...

Trong quá trình triển khai Đề án, Bộ NN-PTNT sẽ thực hiện thí điểm các chính sách mới như chi trả tín chỉ các-bon dựa trên kết quả; tập trung vào sản xuất phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, tận dụng tối đa phụ phẩm từ sản xuất lúa gạo; khai thác đa giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm chế biến từ lúa gạo ...

Các thí điểm thành công tại ĐBSCL sẽ được mở rộng ra toàn quốc, hướng tới mục tiêu đưa 'Phát triển xanh, giảm phát thải, chất lượng cao' trở thành thương hiệu của lúa gạo Việt Nam. Cùng với sự thay đổi nhận thức của người sản xuất và kinh doanh lúa gạo; hợp tác công - tư hiệu quả; và sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như WB, IFC, ADB, IRRI…  sẽ là chìa khóa thành công cho đề án.

Các thí điểm thành công tại ĐBSCL sẽ được mở rộng ra toàn quốc, hướng tới mục tiêu đưa “Phát triển xanh, giảm phát thải, chất lượng cao” trở thành thương hiệu của lúa gạo Việt Nam. Cùng với sự thay đổi nhận thức của người sản xuất và kinh doanh lúa gạo; hợp tác công - tư hiệu quả; và sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như WB, IFC, ADB, IRRI…  sẽ là chìa khóa thành công cho đề án.

Ngoài ra, đề án hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là tạo ra sinh kế và định hướng phát triển bền vững cho người nông dân trồng lúa – là chủ thể, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Ngoài ra, đề án hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là tạo ra sinh kế và định hướng phát triển bền vững cho người nông dân trồng lúa – là chủ thể, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.

ĐBSCL là một trong các vùng sản xuất lúa gạo chính của Việt Nam. Sản lượng lúa sản xuất tại vùng những năm gần đây luôn ổn định ở mức 24 -25 triệu tấn, chiếm trên 50% sản lượng lúa sản xuất và trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng. 

ĐBSCL là một trong các vùng sản xuất lúa gạo chính của Việt Nam. Sản lượng lúa sản xuất tại vùng những năm gần đây luôn ổn định ở mức 24 -25 triệu tấn, chiếm trên 50% sản lượng lúa sản xuất và trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng. 

Sau lễ phát động, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo Bộ NN-PTNT, các tổ chức quốc tế, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang thực hiện nghi thức đưa lúa giống vào máy gieo sạ để tiến hành triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao của Chính phủ đến năm 2030.

Sau lễ phát động, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo Bộ NN-PTNT, các tổ chức quốc tế, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang thực hiện nghi thức đưa lúa giống vào máy gieo sạ để tiến hành triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao của Chính phủ đến năm 2030.

Lễ phát động còn có sự tham dự đông đảo của ngành nông nghiệp quốc tế.

Lễ phát động còn có sự tham dự đông đảo của ngành nông nghiệp quốc tế.

Xem thêm
Bộ NN-PTNT tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Bộ NN-PTNT tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024. Hàng nghìn người hâm mộ đón đội tuyển Việt Nam về nước. Ngành rau quả nâng cao năng lực, đẩy mạnh giao thương quốc tế. Lan hồ điệp Hà Tĩnh được thị trường ưa chuộng.

Thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc với khoảng 1,4 tỷ dân có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm. Động vật, các sản phẩm động vật của Việt Nam như sữa, tổ yến, thịt lợn… đều có cơ hội rất lớn xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là một thị trường khó tính, với các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, kiểm dịch và đặc biệt là chất lượng, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của Báo Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Giống ngô nếp đường ‘độc nhất vô nhị’

Một giống ngô nếp dẻo thơm nhưng lại có vị ngọt. Trên mỗi bắp có khoảng 25-30% hạt ngô đường màu trắng xen kẽ. Năng suất bắp tươi 18 - 20 tấn/ha, thích hợp trên nhiều vùng sinh thái khác nhau. Giống ngô này do Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam - Vinaseed nghiên cứu và tuyển chọn.

Lão nông cho gà ăn chè xanh, trên đệm lót sinh học để tăng miễn dịch

Thái Nguyên Gà sạch bệnh giúp ông Phương không phải sử dụng kháng sinh, giảm chi phí phòng bệnh cho gà từ 8.000 đồng/con xuống 4.000 đồng/con.