| Hotline: 0983.970.780

Máy bay không người lái phun thuốc BVTV

Thứ Hai 30/12/2019 , 09:06 (GMT+7)

Với xu thế công nghệ hóa trong nông nghiệp, việc áp dụng hệ thống phun thuốc BVTV bằng thiết bị bay không người lái (drone) đã cho thấy được nhiều tiện ích.

11-30-11_nh_13
Drone giúp tăng năng suất lao động từ 15 - 30 lần,  giảm giá thành sản xuất, rút ngắn thời gian phun thuốc trên 1 đơn vị diện tích, giảm 30% lượng thuốc BVTV so với phun xịt thông thường.

Sự hỗ trợ của drone trong canh tác cây trồng giúp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tài nguyên nước và quan trọng nhất là bảo vệ sức khỏe người nông dân tốt hơn.

Tập đoàn Lộc Trời vừa tổ chức sự kiện trình diễn phun thuốc BVTV trên lúa bằng drone tại các tỉnh ĐBSCL. Đây là hoạt động trong dự án triển khai ứng dụng công nghệ cao vào canh tác nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân. Drone đã thay thế sức lao động của con người, bảo vệ sức khỏe người nông dân, tăng năng suất và hiệu quả cao hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với chương trình sản xuất lúa gạo bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế SRP mà Lộc Trời đang thực hiện.

Bên cạnh tham quan thực nghiệm drone, nông dân còn trực tiếp tham gia tọa đàm về các vấn đề liên quan đến ứng dụng drone vào phun thuốc quản lý dịch hại trên cây lúa nhằm có cái nhìn toàn diện hơn về thiết bị này. 

Qua quá trình thực nghiệm drone phun thuốc trên vùng nguyên liệu của Lộc Trời, hạt thuốc khi ra khỏi đầu phun có kích cỡ rất nhỏ và mịn, giúp giảm thiểu lượng nước thực tế cần dùng mà vẫn đảm bảo độ trải đều bề mặt và mang lại hiệu quả cao.

11-30-11_nh_21
Đây là công nghệ phun li tâm, giọt nước xoáy tròn giúp cho việc tiếp xúc sâu bệnh mặt dưới lá hiệu quả hơn.

Hiện giá bay phun thuốc BVTV dịch vụ cho bà con nông dân ĐBSCL là 20.000 đồng/công (1.000m2).

Xem thêm
THANHDO GROUP kỷ niệm 10 năm thành lập và ra mắt bộ sản phẩm mới

Tối 29/3 tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh), Công ty Cổ phần Nông nghiệp Thành Đô (THANHDO GROUP) tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và ra mắt bộ sản phẩm mới.

Tận dụng phụ phẩm protein sau giết mổ làm thức ăn chăn nuôi

EFPRA cho rằng đây là xu hướng tất yếu giúp bảo tồn tài nguyên, hạn chế lãng phí thực phẩm và tối ưu hóa việc sử dụng sản phẩm phụ trong thức ăn chăn nuôi.  

Giải pháp ổn định môi trường nước và kiểm soát EHP trong nuôi tôm

ĐBSCL EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là bệnh nguy hiểm cho nghề nuôi tôm hiện nay, làm cho nhiều vụ nuôi phải thu hoạch sớm, hoặc mất trắng. 

Bình luận mới nhất