| Hotline: 0983.970.780

Mô hình dạy tiếng Anh kết nối của iSMART Education đạt kiểm định chất lượng giáo dục

Thứ Tư 14/06/2023 , 10:40 (GMT+7)

Trường ĐH Ngoại ngữ Đại học Quốc gia trao giấy chứng nhận thẩm định mô hình dạy tiếng Anh học sinh tiểu học theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến của iSMART Education.

Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN (ULIS) trao chứng nhận thẩm định cho công ty Cổ phần giáo dục iSMART.

Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN (ULIS) trao chứng nhận thẩm định cho công ty Cổ phần giáo dục iSMART.

Sáng 9/6/2023, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) đã trao cho iSMART Education giấy chứng nhận thẩm định mô hình dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến (mô hình iLINK).

Hội thảo thẩm định nhận được sự quan tâm từ gần 100 đại biểu là lãnh đạo Bộ GD-ĐT, sở và phòng GD-ĐT của các tỉnh thành xa như Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Quảng Bình, các lãnh đạo của các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn EQuest và Ban giám hiệu Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Xuất phát thực trạng cả nước thiếu gần 6.000 giáo viên tiếng Anh cho Chương trình Giáo dục 2018 và nhu cầu dạy - học tiếng Anh cho mục tiêu hội nhập và phát triển kinh tế xã hội, iSMART đã xây dựng giải pháp “Dạy tiếng Anh theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến” để giải quyết vấn đề phổ cập tiếng Anh cho 100% học sinh ở mọi vùng miền Tổ quốc.

Trường Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) trao chứng nhận thẩm định cho Công ty Cổ phần giáo dục iSMART.

Trường Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) trao chứng nhận thẩm định cho Công ty Cổ phần giáo dục iSMART.

Giới thiệu tổng quan về mô hình, ông Bạch Ngọc Chiến - Phó Chủ tịch Tập đoàn EQuest cho biết, nhờ phát huy thế mạnh về công nghệ hiện đại, trong đó cốt lõi là bài giảng số, một giáo viên tại iSMART có thể kết nối trực tuyến với các giáo viên đồng giảng ở địa phương, trực tiếp dẫn dắt buổi học theo một kịch bản chi tiết cùng một lúc cho hàng trăm lớp học và hàng ngàn học sinh tham gia.

Bài giảng số được cài đặt vào máy tính tại các lớp học ở địa phương. Giáo viên đồng giảng không nhất thiết phải biết Tiếng Anh, sẽ được tập huấn sử dụng phần mềm và quy trình vận hành một buổi học theo giáo án do iSMART cung cấp. Giáo viên iSMART giảng dạy, hướng dẫn trực tuyến cho tất cả các lớp, đồng thời có thể tương tác bổ trợ với một lớp học cụ thể.

Giáo viên đồng giảng có thể cho học sinh học lại bao nhiêu lần tùy thích bằng cách lặp lại quy trình học theo kịch bản đã có. Học sinh có thể ôn bài hoặc học lại khi truy cập vào kho tài nguyên số của chương trình.

Mô hình này đã được áp dụng thử nghiệm với hơn 9.000 học sinh khối 1 và 3 tại Mù Cang Chải (Yên Bái), Nam Trực (Nam Định) và Thái Thuỵ (Thái Bình). Tại hội thảo, ông Lê Trọng Khang - Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái bày tỏ sự vui mừng khi gỡ được “nút thắt” thiếu giáo viên tiếng Anh để thực hiện hóa được chỉ đạo của Bộ GD-ĐT trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.

Ông Khang nói: “Tôi cho rằng mô hình này rất hiệu quả và nếu được triển khai, duy trì thì không những Mù Cang Chải chúng tôi mà nhiều địa phương khác đang khó khăn về giáo viên tiếng Anh trước yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cũng được hỗ trợ rất tốt”.

Thành viên hội đồng thẩm định trình bày báo cáo thẩm định và các đề xuất kiến nghị hoàn thiện chương trình.

Thành viên hội đồng thẩm định trình bày báo cáo thẩm định và các đề xuất kiến nghị hoàn thiện chương trình.

Trao đổi với phóng viên VTV, bà Lê Thị Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Tiến, huyện Nam Trực, Nam Định cho biết: “Đối với những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn có mong muốn con cái được tiếp cận với tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuẩn, họ đã rất phấn khởi khi mô hình được triển khai. Sau này khi tiếp tục triển khai chương trình iSMART với mức học phí hợp lý, chắc chắn họ sẽ tiếp tục ủng hộ cho con em theo học!.”

“Thế mạnh nhất của mô hình là ứng dụng được công nghệ để phổ cập được tiếng Anh. Học sinh sau chương trình có thể hình thành kỹ năng ngôn ngữ tự nhiên khi được 'nhúng; mình trong môi trường bản ngữ qua bài giảng số.

Trước khi triển khai chương trình, cá nhân tôi chỉ hy vọng 20% số học sinh đạt kết quả khả quan sau kì khảo sát là thành công, nhưng thật sự rất xúc động với kết quả gần 60% học sinh tại Mù Cang Chải và 87% học sinh tại Nam Trực đã vượt qua bài khảo sát cuối kỳ vừa rồi, cá biệt có tới 45% học sinh ở Nam Trực đạt điểm giỏi”, ông Bạch Ngọc Chiến cho biết.

Theo đánh giá của các chuyên gia thẩm định, mấu chốt của mô hình là việc tối ưu hoá được nguồn lực tại chỗ, đặc biệt là giáo viên đồng giảng tại địa phương, chủ yếu là các giáo viên chủ nhiệm tiểu học. TS Đỗ Minh Tuấn, Hiệu trưởng ULIS, trưởng nhóm chuyên gia thẩm định, chia sẻ: “Bài giảng số cũng có nhiều, phần mềm dạy trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams cũng sẵn, nhưng kết hợp những thứ có sẵn để ra được một mô hình hiệu quả thì lại không dễ. Ismart đã làm được điều mà trước đây chúng tôi nghĩ là hoang đường đó là tối ưu hoá được các nguồn lực tại địa phương bao gồm cả giáo viên và trang thiết bị để đưa vào một mô hình vận hành khá trơn tru”. 

TS Đỗ Tuấn Minh nói thêm: “Giấy chứng nhận này không phải là tấm séc khống mà nó đi kèm với báo cáo thẩm định dày 150 trang với các phân tích chi tiết các điểm hạn chế cần khắc phục cũng như các khuyến nghị của chuyên gia. Sau khi khắc phục các hạn chế và thực hiện các khuyến nghị của chuyên gia, tôi nghĩ mô hình này có thể nhân rộng được”.

Các đại biểu tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho mô hình.

Các đại biểu tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho mô hình.

Tiếp thu các đánh giá và khuyến nghị của chuyên gia, ý kiến các đại biểu, ông Bạch Ngọc Chiến cam kết tiếp tục tinh chỉnh mô hình này để có thể phát huy hiệu quả cao nhất. Ông nói: “mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là tạo cho tất cả các em học sinh tiểu học được tiếp cận phương pháp học tiếng Anh hiện đại và hiệu quả với chi phí thấp. Thực tiễn dạy và học vừa qua tại Mù Cang Chải và Nam Trực cho thấy chúng ta đã đi đúng hướng”.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm