| Hotline: 0983.970.780

Moscow lên án việc EU chặn các cơ quan truyền thông Nga

Chủ Nhật 19/05/2024 , 09:26 (GMT+7)

Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin hôm 18/5 lên án EU hạn chế quyền tự do báo chí khi cấm hàng loạt cơ quan báo chí của nước này.

Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin. Ảnh: Sputnik.

Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin. Ảnh: Sputnik.

Ông Volodin đã bình luận về lệnh cấm mới nhất của Brussels đối với các cơ quan truyền thông Nga, bất nhấp những cảnh báo về các biện pháp trả đũa từ Bộ Ngoại giao ở Moscow.

Hôm 17/5, Hội đồng châu Âu tuyên bố dừng các hoạt động phát sóng của 4 cơ quan truyền thông, tuyên bố rằng các cơ quan này "tuyên truyền và ủng hộ" Nga. Danh sách đen của Hội đồng châu Âu bao gồm hãng thông tấn RIA Novosti, các tờ báo Izvestia và Rossiyskaya Gazeta, cùng cổng thông tin Voice of Europe có trụ sở tại Cộng hòa Séc.

Chia sẻ trên Telegram hôm 18/5, ông Volodin cho rằng động thái trên nhằm thể hiện mong muốn của EU "hạn chế quyền tiếp cận những thông tin khách quan và đáng tin cậy" đối với người dân của các quốc gia thành viên.

Theo Chủ tịch Hạ viện Nga, "chính sách tiêu chuẩn kép đã trở thành một phần không thể thiếu của Liên minh châu Âu" vì họ chỉ "nói về tự do ngôn luận, chứ thực ra không cho phép làm điều đó".

Các quan chức ở Brussels không thể thuyết phục người dân châu Âu rằng họ đã đúng và ngay khi họ thấy bất kỳ vấn đề nào, họ sẽ chặn "mọi quan điểm trái chiều, phá hoại quyền tự do ngôn luận và vi phạm quyền tự do chia sẻ và tiếp nhận thông tin", ông Volodin nhấn mạnh.

Bình luận về động thái của Brussels, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng Moscow đã nhiều lần cảnh báo EU rằng sẽ không bỏ qua cho "các biện pháp đàn áp" nhắm vào truyền thông Nga.

"Việc họ phớt lờ những cảnh báo trên buộc chúng tôi phải có các biện pháp trả đũa, điều này chắc chắn sẽ xảy ra", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết hôm 17/5.

Theo bà Zakharova, quyết định của Brussels là bằng chứng cho thấy "sự thờ ơ của EU và các quốc gia thành viên đối với nghĩa vụ đảm bảo tính đa nguyên truyền thông và một ví dụ nữa về sự thoái hóa của các xã hội dân chủ ở phương Tây".

Kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra hồi tháng 2/2022, EU đã cấm một số cơ quan truyền thông liên quan đến Nga tiếp cận người dân ở các quốc gia thành viên. Ngay cả việc lưu trữ các nội dung được thực hiện bởi những cơ quan báo chí trên cũng là bất hợp pháp trong khối.

Moscow cũng có lập trường cứng rắn với truyền thông phương Tây. Cơ quan quản lý truyền thông nước này đã cấm truy cập vào Twitter, Facebook, Instagram và các trang web của đài BBC, Deutsche Welle, cùng với các phương tiện truyền thông khác vì chia sẻ quan điểm chống Nga và đưa thông tin sai lệch.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.