| Hotline: 0983.970.780

Mua bán trâu, bò bằng mật ngữ và đập tay

Thứ Năm 04/08/2022 , 10:25 (GMT+7)

HÀ TĨNH Phiên chợ trâu, bò độc nhất vô nhị ở Hà Tĩnh đã tồn tại hơn nửa thế kỷ. Tại phiên chợ này, gia súc được ngã giá bằng những mật ngữ hết sức độc đáo.

Chợ Nhe, ở xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hình thành từ thời kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp. Phiên chợ này được ví là điểm giao thương, buôn bán trâu, bò lớn nhất Hà Tĩnh, thậm chí vang danh cả khu vực Bắc Trung bộ.

Chợ Nhe, ở xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hình thành từ thời kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp. Phiên chợ này được ví là điểm giao thương, buôn bán trâu, bò lớn nhất Hà Tĩnh, thậm chí vang danh cả khu vực Bắc Trung bộ.

Phiên chợ họp vào các ngày chẵn là mùng 2, 12, 22 và ngày lẻ mùng 7, 17, 27 Âm lịch trong tháng. Mỗi phiên kéo dài từ sáng sớm đến khoảng 10h là tan chợ.

Phiên chợ họp vào các ngày chẵn là mùng 2, 12, 22 và ngày lẻ mùng 7, 17, 27 Âm lịch trong tháng. Mỗi phiên kéo dài từ sáng sớm đến khoảng 10h là tan chợ.

Cánh lái buôn và người dân trong tỉnh, và cả ngoại tỉnh như: Nghệ An, Quảng Bình, Lào Cai, Lạng Sơn… tìm đến chợ Nhe để mua được 'đầu cơ nghiệp' tốt nhất về nuôi.

Cánh lái buôn và người dân trong tỉnh, và cả ngoại tỉnh như: Nghệ An, Quảng Bình, Lào Cai, Lạng Sơn… tìm đến chợ Nhe để mua được “đầu cơ nghiệp” tốt nhất về nuôi.

Với nhiều người, đến chợ Nhe không chỉ buôn bán trâu, bò. Họ đến đây còn để tham khảo giá cả thị trường, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, vỗ béo con vật hay chọn giống.

Với nhiều người, đến chợ Nhe không chỉ buôn bán trâu, bò. Họ đến đây còn để tham khảo giá cả thị trường, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, vỗ béo con vật hay chọn giống.

Cũng có những người mua trâu, bò về làm thịt. Tùy vào nhu cầu, mỗi người sẽ có những sự lựa chọn khác nhau nhưng tất cả đều được ngã giá bằng những mật ngữ hết sức lạ và độc đáo.

Cũng có những người mua trâu, bò về làm thịt. Tùy vào nhu cầu, mỗi người sẽ có những sự lựa chọn khác nhau nhưng tất cả đều được ngã giá bằng những mật ngữ hết sức lạ và độc đáo.

Theo người dân địa phương, giá cả sẽ được hai bên thỏa thuận với nhau bằng thứ tiếng lóng nhằm giữ kín với nhau. Số 1 đến 10 sẽ được thống nhất bằng các từ lần lượt: Chách, lái, thâm, chớ, kèo, mục, tháp, bét, khươm, nạp. Còn 500.000 đồng được gọi là 'kẹo', 20 triệu đồng là 'bị chục'…

Theo người dân địa phương, giá cả sẽ được hai bên thỏa thuận với nhau bằng thứ tiếng lóng nhằm giữ kín với nhau. Số 1 đến 10 sẽ được thống nhất bằng các từ lần lượt: Chách, lái, thâm, chớ, kèo, mục, tháp, bét, khươm, nạp. Còn 500.000 đồng được gọi là "kẹo", 20 triệu đồng là "bị chục"…

Ví dụ, mua một con bò giá 11 triệu đồng thì ghép hai chữ thành nạp chách, con 22 triệu đồng là bị chục lái. Nếu đồng ý mức giá trả, người bán sẽ đập tay. Sau khi giao đủ tiền, con vật sẽ được đưa lên xe chủ mới ra về.

Ví dụ, mua một con bò giá 11 triệu đồng thì ghép hai chữ thành nạp chách, con 22 triệu đồng là bị chục lái. Nếu đồng ý mức giá trả, người bán sẽ đập tay. Sau khi giao đủ tiền, con vật sẽ được đưa lên xe chủ mới ra về.

Anh Mẫu, ở huyện Lộc Hà, có mặt tại phiên chợ Nhe từ 5h sáng. Những phiên chợ gần đây, anh thường mang đến 4 con bê từ 4-5 tháng tuổi để giao dịch.

Anh Mẫu, ở huyện Lộc Hà, có mặt tại phiên chợ Nhe từ 5h sáng. Những phiên chợ gần đây, anh thường mang đến 4 con bê từ 4-5 tháng tuổi để giao dịch.

Đứng suốt hơn 2 tiếng đồng hồ 'quảng cáo', người đàn ông 45 tuổi đã bán thành công một con với giá 9 triệu đồng.

Đứng suốt hơn 2 tiếng đồng hồ "quảng cáo", người đàn ông 45 tuổi đã bán thành công một con với giá 9 triệu đồng.

Anh Mẫu cho biết, anh theo cha hành nghề buôn trâu, bò ở chợ Nhe ngót nghét 2 thập kỷ. Bây giờ con trai anh cũng nối nghiệp. Tính ra, gia đình anh có đến 3 thế hệ buôn bán trâu, bò tại chợ Nhe.

Anh Mẫu cho biết, anh theo cha hành nghề buôn trâu, bò ở chợ Nhe ngót nghét 2 thập kỷ. Bây giờ con trai anh cũng nối nghiệp. Tính ra, gia đình anh có đến 3 thế hệ buôn bán trâu, bò tại chợ Nhe.

Chủ tịch UBND xã Khánh Vĩnh Yên, ông Nguyễn Văn Hùng chia sẻ, chợ Nhe tồn tại trên dưới 100 năm, song mốc thời gian cụ thể thì không ai biết. Giai đoạn hoàng kim nhất, mỗi phiên lái buôn và người dân đưa đến 400 – 500 con trâu, bò đến chợ để giao dịch. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chợ không họp thường xuyên, lượng người mua, bán trâu, bò cũng giảm hẳn.

Chủ tịch UBND xã Khánh Vĩnh Yên, ông Nguyễn Văn Hùng chia sẻ, chợ Nhe tồn tại trên dưới 100 năm, song mốc thời gian cụ thể thì không ai biết. Giai đoạn hoàng kim nhất, mỗi phiên lái buôn và người dân đưa đến 400 – 500 con trâu, bò đến chợ để giao dịch. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chợ không họp thường xuyên, lượng người mua, bán trâu, bò cũng giảm hẳn.

'Chợ Nhe có lẽ là chợ duy nhất ở Hà Tĩnh mua bán trâu, bò đến thời điểm này. Đây là nét văn hóa đặc sắc của địa phương, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho người dân giao thương, buôn bán, nâng cao thu nhập từ 'đầu cơ nghiệp'', ông Hùng nhấn mạnh.

“Chợ Nhe có lẽ là chợ duy nhất ở Hà Tĩnh mua bán trâu, bò đến thời điểm này. Đây là nét văn hóa đặc sắc của địa phương, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho người dân giao thương, buôn bán, nâng cao thu nhập từ 'đầu cơ nghiệp'”, ông Hùng nhấn mạnh.

Xem thêm
Cảnh báo lũ trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi

Cảnh báo lũ trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi. Giá sầu riêng trái vụ tăng mạnh. Hàng thủ công mỹ nghệ hướng tới kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD. Cơ hội cho cá tra Việt Nam tăng thị phần tại Mỹ.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Huyện biên giới Bù Đốp khởi sắc nhờ công trình thủy lợi 51 tỷ đồng

Bình Phước Là một huyện biên giới thuần nông, kinh tế Bù Đốp đã có nhiều thay đổi đáng kể nhờ sự đầu tư vào các công trình thủy lợi, đặc biệt là hồ đập Bù Tam.