| Hotline: 0983.970.780

Nafoods đồng hành cùng Gia Lai phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Thứ Ba 11/02/2025 , 08:39 (GMT+7)

Nafoods tiếp tục đồng hành cùng nông dân tỉnh Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên phát triển kinh tế nông nghiệp thông qua những dự án có chính sách thiết thực, có lợi nhất.

Đại diện Nafoods có buổi làm việc cùng Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai. 

Đại diện Nafoods có buổi làm việc cùng Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai. 

Mới đây, Tập đoàn Nafoods Group đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để thảo luận và thống nhất các kế hoạch phát triển nông nghiệp tại địa bàn tỉnh giai đoạn 2025 - 2030. Buổi làm việc không chỉ khẳng định sự gắn bó lâu dài của Nafoods với nông nghiệp Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên mà còn mở ra những cơ hội mới, dự án có chính sách tốt cho nông dân nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông sản địa phương.

Đề án "Chuẩn hóa dữ liệu và thiết lập mã số vùng trồng áp dụng hệ thống OTAS"

Một trong những nội dung trọng tâm được thông qua trong buổi làm việc là Đề án "Chuẩn hóa dữ liệu và thiết lập mã số vùng trồng áp dụng hệ thống OTAS". Đây là bước tiến quan trọng trong việc nâng cao tính minh bạch, hiệu quả sản xuất và truy xuất nguồn gốc nông sản. Đề án không chỉ tập trung vào cây chanh leo - nông sản chế biến chủ lực của Nafoods, mà còn mở rộng áp dụng đối với các cây trồng nông lâm nghiệp chủ lực khác như: dứa, cà phê, dược liệu và lâm sản.

Hệ thống OTAS là công cụ tiên tiến, giúp doanh nghiệp và nông dân chuẩn hóa dữ liệu vùng trồng, dễ dàng quản lý và tối ưu hóa chuỗi giá trị sản xuất. Việc áp dụng tiêu chuẩn này đảm bảo nông sản đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu lớn như: châu Âu, Mỹ, Trung Đông và châu Á.

Mục tiêu mở rộng diện tích vùng trồng quy mô lớn

Trong giai đoạn 2025 - 2030, Nafoods đặt mục tiêu phát triển thêm các vùng trồng mới và nâng cao chất lượng tiêu chuẩn tại các vùng trồng đã có. Cụ thể, cây chanh dây mở rộng lên 30.000ha, đây cũng là sản phẩm chủ lực của tập đoàn với tiềm năng xuất khẩu lớn, đã đưa Việt Nam nằm trong top 5 thế giới.

Phát triển 3.000ha cây dứa. Hiện nay, dứa là loại trái cây mang lại giá trị kinh tế cao, được sử dụng làm nguyên liệu chế biến. Nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng.

Vùng trồng chanh leo công nghệ cao do Nafoods quản lý, canh tác.

Vùng trồng chanh leo công nghệ cao do Nafoods quản lý, canh tác.

Các cây trồng khác trong dự án cũng được đặt mục tiêu lên đến 50.000ha các loại, bao gồm: cà phê, dược liệu và các loại cây ăn quả chủ lực trên địa bàn nhằm đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng giá trị kinh tế.

Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai sẽ trực tiếp quản lý các dự án này, phối hợp cùng với Nafoods trong việc hướng dẫn nông dân áp dụng công nghệ mới trong quá trình canh tác cây nông nghiệp.

Nafoods hỗ trợ nông dân và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương

Nafoods luôn xác định HTX, nhà nông là đối tác chiến lược trong phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp. Với các dự án được thông qua, nông dân trong vùng trồng của Nafoods sẽ được ký hợp đồng hỗ trợ bao tiêu về nhà máy, hỗ trợ 40-60% giá giống chanh leo sạch bệnh, chất lượng đạt chuẩn thương hiệu quốc gia, được tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật. Khi đến kỳ thu hoạch, nông sản đều được Nafoods thu mua theo cam kết giá thị trường và có bảo hiểm giá sàn theo hợp đồng đã ký giữa Nafoods và HTX.

Chúng tôi tin rằng với sự hỗ trợ thiết thực từ Nafoods cùng với Sở NN-PTNT là cơ sở vững chắc đảm bảo cho HTX, nhà nông an tâm sản xuất, từ đó tăng thu nhập, cải thiện đời sống, nâng cao chất lượng nông sản và phát triển kinh tế địa phương.

Gia Lai định hướng trở thành Trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và xuất khẩu hàng đầu khu vực Tây Nguyên. Nafoods với vai trò là doanh nghiệp tiên phong, cam kết đồng hành cùng tỉnh trong việc xây dựng chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp bền vững.

Nhiều hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số đã đổi đời nhờ trồng cây chanh leo.

Nhiều hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số đã đổi đời nhờ trồng cây chanh leo.

Việc chuẩn hóa dữ liệu sản xuất thông qua hệ thống OTAS là nền tảng quan trọng để tỉnh Gia Lai đạt được mục tiêu này. Hệ thống không chỉ giúp quản lý vùng trồng hiệu quả mà còn tạo sự tin tưởng cho các đối tác trong và ngoài nước, đặc biệt là các thị trường có yêu cầu cao về truy xuất nguồn gốc.

Năm 2025 là năm bản lề với nhiều dự án và kế hoạch quan trọng đã được Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai thông qua. Đề án "Chuẩn hóa dữ liệu và thiết lập mã số vùng trồng áp dụng hệ thống OTAS" là minh chứng cho sự quyết tâm của Nafoods và tỉnh Gia Lai trong việc nâng cao giá trị nông sản địa phương.

Nafoods không chỉ là người bạn đồng hành đáng tin cậy của nông dân mà còn trở thành biểu tượng của một doanh nghiệp luôn kiên định với tầm nhìn sứ mệnh tiên phong trong chuỗi giá trị xanh, số hóa và bền vững. Cam kết đồng hành cùng tỉnh Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, góp phần đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người nông dân và sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.

Với hơn 30 năm hoạt động, Nafoods Group luôn giữ vững tầm nhìn chiến lược trong việc phát triển nông nghiệp xanh, số hóa và bền vững. Tại Tây Nguyên, tập đoàn không chỉ đầu tư vào vùng trồng, xây dựng nhà máy chế biến mà còn tập trung vào nghiên cứu, chuyển giao công nghệ hiện đại, nhằm đảm bảo sự phát triển lâu dài và hiệu quả.

Xem thêm
Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng khả quan

Tôm tiếp tục là mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong tháng 1/2025, với giá trị xuất khẩu đạt 300 triệu USD, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Dịch vụ rửa xe kiếm tiền triệu ngày cận Tết

Nhu cầu rửa xe để đón Tết tăng đột biến, nhiều người phải xếp hàng đợi hàng giờ mới đến lượt, dịch vụ rửa xe kiếm tiền triệu ngày cận Tết.

Đầu tư 19.000 tỷ xây cầu Tứ Liên kết nối trục Hồ Tây - Cổ Loa

Cầu Tứ Liên được đầu tư hơn 19.000 tỷ đồng, dự kiến khởi công vào cuối tháng 5/2025, góp phần kết nối đô thị và thúc đẩy phát triển trục Hồ Tây - Cổ Loa.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bình luận mới nhất