| Hotline: 0983.970.780

Khoảng 600m3 cát biển đã về cao tốc Hậu Giang - Cà Mau

Thứ Sáu 12/07/2024 , 14:52 (GMT+7)

CÀ MAU Khoảng 600m3 cát biển từ Sóc Trăng đã được vận chuyển về phục vụ đắp nền ở đoạn cuối dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau.

Hơn 600 m3 cát biển được đưa đến công trình đường cao tốc Hậu Giang - Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Hơn 600 m3 cát biển được đưa đến công trình đường cao tốc Hậu Giang - Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Sáng 12/7, ông Phạm Văn Dự, Giám đốc Ban điều hành XL-02 (đoạn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) cho biết, sau nhiều tháng chờ đợi thì khoảng 600m3 cát biển từ Sóc Trăng về phục vụ đắp nền ở đoạn cuối dự án cao tốc, chuyến cát biển về đợt này có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà thầu xây dựng. 

“Phần công trình mà chúng tôi đảm nhận cần khoảng 1 triệu m3 cát, tuy nhiên đến nay mới có được khoảng 300.000m3, hiện còn thiếu khoảng 700.000m3 cát. Hiện tại phần cầu do được ưu tiên làm trước nên giờ đã ổn. Do đó, với việc có lượng cát tăng cường sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và bù tiến độ đã bị chậm”, ông Dự thông tin.

Với việc 600m3 cát biển đầu tiên cặp bến kênh xáng Huyện Sử, thuộc địa bàn xã Tân Phú, huyện Thới Bình, không khí trên công trường xây dựng cũng sôi động hơn. Ảnh: Trọng Linh.

Với việc 600m3 cát biển đầu tiên cặp bến kênh xáng Huyện Sử, thuộc địa bàn xã Tân Phú, huyện Thới Bình, không khí trên công trường xây dựng cũng sôi động hơn. Ảnh: Trọng Linh.

Trước đó, tại hội nghị Hội đồng Điều phối vùng ĐBSCL, ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết địa phương không có nguồn vật liệu cát tại chỗ nên gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai các dự án, tỉnh đã nhiều lần gửi văn bản đến các địa phương có mỏ cát ở ĐBSCL đề nghị hỗ trợ.

Với việc 600m3 cát biển đầu tiên cặp bến kênh xáng Huyện Sử, thuộc địa bàn xã Tân Phú, huyện Thới Bình, không khí trên công trường xây dựng cũng sôi động hơn.

Anh Phạm Văn Tý, đội bơm cát phục vụ tuyến cao tốc Hậu Giang - Cà Mau, cho hay nghe tin sà lan chở cát biển đến đoạn kênh xáng Huyện Sử (huyện Thới Bình), anh cùng các bạn nghề vội vã lắp ráp các đường ống hút cát để đưa vào công trình. "Trên tinh thần khẩn trương, chúng tôi chia nhau mỗi người một khâu để công việc đạt hiệu quả cao và nhanh nhất", anh Tý nói.

Đội bơm cát phục vụ tuyến cao tốc Hậu Giang - Cà Mau, vội vã lắp ráp các đường ống hút cát để đưa vào công trình. Ảnh: Trọng Linh.

Đội bơm cát phục vụ tuyến cao tốc Hậu Giang - Cà Mau, vội vã lắp ráp các đường ống hút cát để đưa vào công trình. Ảnh: Trọng Linh.

“Các tổ máy bơm chuyền có hàng chục người phụ trách từ hút cát dưới sà lan, vận hành tổ máy và khuân vác ống. Nếu cát về nhiều thì nhân công sẽ được chia ca ra làm, tuy cực nhưng vui vì tiến độ công trình được đẩy nhanh, đóng góp chung vào kế hoạch đưa tuyến cao tốc hoàn thiện theo đúng kế hoạch đề ra”, ông Tý chia sẻ thêm.

Trước đó, theo thông báo từ Bộ Giao thông Vận tải, đầu tháng 7 sẽ thi công cát biển đắp nền tại cao tốc Hậu Giang - Cà Mau. Việc này được thực hiện sau khi hoàn thành thí điểm dùng 5.000m3 cát biển đắp nền gần một km đường ở Bạc Liêu - thuộc tuyến cao tốc hồi năm 2023. Kết quả cho thấy cát biển đáp ứng tiêu chuẩn về vật liệu thi công nền đường tương tự cát sông.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, nguồn cát biển sẽ được dùng đắp nền cho đoạn tuyến chính dài khoảng 45 km, thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang và huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Ngoài ra, nguồn vật liệu này cũng được sử dụng cho đoạn 10 km thuộc địa bàn các huyện Thới Bình, Trần Văn Thời và Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Riêng dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau có tổng chiều dài hơn 73km. Ảnh:Trọng Linh.

Riêng dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau có tổng chiều dài hơn 73km. Ảnh:Trọng Linh.

Để chuẩn bị cho nguồn vật liệu mới phục vụ thi công cao tốc, từ cuối tháng 6/2024, mỏ cát biển ở Sóc Trăng diện tích gần 100 ha đã được đưa vào khai thác. Theo đó, lượng cát được thác mỗi ngày khoảng 100.000m3, sau đó dùng sà lan đưa về các công trường xây dựng tuyến cao tốc.

Qua khảo sát, các bộ ngành liên quan và địa phương xác định khu vực vùng biển tỉnh Sóc Trăng có trữ lượng cát 680 triệu m3. Trong đó, khoảng 145 triệu m3 cát có thể khai thác làm vật liệu xây dựng, san lấp nền các công trình hạ tầng, đường cao tốc.

Dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau có tổng chiều dài hơn 73km, trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Cà Mau dài 21,9 km. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có đầu tư đoạn tuyến nối để kết nối từ điểm cuối cao tốc đến Quốc lộ 1, chiều dài 16,6km. Tổng chi phí giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo dự án được duyệt là 675,6 tỷ đồng.

Đối với đoạn qua địa bàn tỉnh Cà Mau có tổng diện tích giải phóng mặt bằng là 140 ha thì đến nay đã chi trả và bàn giao mặt bằng đạt tỷ lệ 100%. Dù vậy, từ nhiều tháng qua, do chưa có cát để san lấp nên hiện còn nhiều đoạn chỉ mới đắp khuôn hộ, nhiều vị trí xây dựng cầu dù có khối lượng nhưng chưa đạt tiến độ.

Với vai trò của địa phương, tỉnh Cà Mau đã yêu cầu từng nhà thầu phải rà soát cụ thể. Trong đó những khó khăn, vướng mắc phát sinh phải được báo cáo đầy đủ, kịp thời, để có giải pháp xử lý dứt điểm, sớm đưa công trình hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng.

Xem thêm
Đảm bảo nguồn giống và vật tư nông nghiệp cho vụ đông xuân sau bão Yagi

Thứ trưởng Hoàng Trung tin tưởng với sự chung tay hỗ trợ từ các doanh nghiệp, Bộ NN-PTNT sẽ có đủ nguồn giống và vật tư để đáp ứng nhu cầu khôi phục sản xuất.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Bình Định kêu gọi tàu thuyền ra khỏi vùng nguy hiểm

Bình Định đang chuẩn bị ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão số 4. Tỉnh kêu gọi tàu thuyền về nơi an toàn để tránh trú…

Bình luận mới nhất