| Hotline: 0983.970.780

Năm giải pháp duy trì lợi thế đi đầu của Việt Nam khi tham gia CPTPP

Thứ Hai 26/12/2022 , 10:16 (GMT+7)

Hà Nội Sáng 26/12, Vụ Chính sách thương mại đa biên và Tạp chí Công thương phối hợp tổ chức Hội nghị Tổng kết 3 năm thực thi Hiệp định CPTPP.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên phát biểu khai mạc.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên phát biểu khai mạc.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là FTA thế hệ mới đầu tiên Việt Nam tham gia, với những cam kết sâu rộng, trải dài trên nhiều lĩnh vực. 

Qua 3 năm thực thi, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP đạt khoảng 45,7 tỷ USD vào năm 2021, tăng 18,1% so với năm 2020. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 45,5 tỷ USD, tăng 37,6 % so với năm 2020.

Sau 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các thành viên CTPPP đạt 88,1 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước khoảng 45,1 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ.

Canada và Mexico, 2 quốc gia Việt Nam chưa có FTA song phương trước khi ký CPTPP, tăng trưởng mạnh nhất. Cụ thể, trong 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu sang Canada đạt khoảng 6 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2021; còn Mexico là khoảng 4,6 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ 2021.

Trước những kết quả này, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương chia sẻ: "Tham gia CPTPP là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, hỗ trợ đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Đồng thời CPTPP giúp nước ta có thêm cơ hội hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch, tiến dần tới chuẩn mực quốc tế".

Hiện Hiệp định CPTPP có nhiều cơ hội mở rộng khi một số nền kinh tế đã chính thức nộp đơn xin gia nhập gồm: Vương quốc Anh, Trung Quốc, Đài Loan, Ecuador, Costa Rica và Uruguay.

Da giày, linh kiện điện tử và gần đây là nông lâm thủy sản là những ngành hàng tận dụng tốt Hiệp định CPTPP.

Da giày, linh kiện điện tử và gần đây là nông lâm thủy sản là những ngành hàng tận dụng tốt Hiệp định CPTPP.

Để làm rõ hơn cơ hội và giải pháp nâng cao khả năng tận dụng CPTPP, 2 phiên tọa đàm với chủ đề “Tự tin chinh phục thị trường” và “Tăng tốc trên xa lộ” được tổ chức.

Tại đây, các diễn giả cùng nhìn lại những tác động của CPTPP đến tăng trưởng kinh tế - thương mại của Việt Nam trong 3 năm qua; những thuận lợi, khó khăn và giải pháp của Việt Nam khi tận dụng hiệp định, đặc biệt là khai thác hiệu quả thị trường mới - châu Mỹ.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Hồng Hiệp, đại diện Tập đoàn PAN đánh giá, CPTPP tạo ra một cú hích cho các sản phẩm nông nghiệp. Nhiều sản phẩm của PAN như gạo Vinaseed, hạt điều Lafooco... từng bước chiếm được thị phần ở Mỹ Latinh.

Dù CPTPP tạo ra những ưu đãi về thuế quan, phía doanh nghiệp vẫn gặp khó về chi phí logistics, khoảng cách địa lý. Ngoài ra, tại khu vực Mỹ Latinh, ngôn ngữ sử dụng chính là tiếng Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha, trong khi doanh nghiệp Việt Nam quen làm việc bằng tiếng Anh. Điều này gây cản trở về việc công khai, minh bạch thông tin, cũng như dán tem mác, bao bì.

Một yếu tố nữa, do hàng hóa Việt Nam mới thâm nhập thị trường các thành viên CPTPP nên năng lực sản xuất còn bị nghi ngờ, thương hiệu đôi lúc còn bị nhầm lẫn với Trung Quốc hoặc các nước ASEAN.

Các diễn giả chia sẻ cơ hội và thách thức với Việt Nam từ các thị trường tham gia Hiệp định CPTPP.

Các diễn giả chia sẻ cơ hội và thách thức với Việt Nam từ các thị trường tham gia Hiệp định CPTPP.

Trong bối cảnh thương mại quốc tế có nhiều thay đổi, Vụ Chính sách thương mại đa biên nhận định: Lợi thế người đi đầu của Việt Nam không còn kéo dài. Trở lại với chủ đề của Hội nghị sáng 26/12 - "Tận dụng ưu thế của người đi đầu”, ông Lương Hoàng Thái cam kết tiếp tục hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp thời gian tới.

Ông cũng chỉ ra rằng dù tỷ lệ tận dụng tích cực vào các nước đối tác CPTPP, giá trị mặt hàng của Việt Nam còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng ngành hàng. Ngoài ra, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chưa giải quyết được vướng mắc về quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế.

Năm giải pháp được ông Thái đưa ra: Định hướng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối với doanh nghiệp nội địa; Phát triển thương mại điện tử để doanh nghiệp xúc tiến thương mại, đầu tư trực tuyến; Tăng cường tổ chức các hội chợ giới thiệu hàng Việt Nam; Kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa với ngân hàng để có nguồn vốn ưu tiên; Khuyến khích các bên tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn.

Xem thêm
Ấn Độ được dự báo xuất khẩu 18 triệu tấn gạo trong năm 2024 - 2025

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo Ấn Độ sẽ vẫn là nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường gạo thế giới bất chấp những hạn chế xuất khẩu trước đó.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hành trình 4.000km mang niềm vui đi khắp miền Tổ quốc

Năm 2024, Roadshow Mùa Vàng Thắng Lớn của Công ty CP Phân bón Dầu Khí Cà Mau (PVCFC) mang chương trình quà tặng 21 tỷ đồng đi khắp mọi miền Tổ quốc.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm