| Hotline: 0983.970.780

Ngành hàng tận dụng tốt ưu đãi từ CPTPP thì giá trị lại khiêm tốn

Thứ Bảy 03/12/2022 , 11:58 (GMT+7)

Đánh giá cao nhận thức của doanh nghiệp về CPTPP, nhưng Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên Ngô Chung Khanh cho rằng Việt Nam phải tận dụng cơ hội tốt hơn.

Ông Ngô Chung Khanh đánh giá cao về sự thay đổi trong nhận thức của doanh nghiệp.

Ông Ngô Chung Khanh đánh giá cao về sự thay đổi trong nhận thức của doanh nghiệp.

Tỷ lệ tận dụng ưu đãi cao hơn EVFTA

Có hiệu lực từ ngày 14/1/2019, Hiệp định CPTPP tạo ra xung lực mới thúc đẩy hợp tác thương mại đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên. CPTPP giúp Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu, mở rộng đường cho hàng hóa Việt sang các thị trường mới, bên cạnh việc được hưởng ưu đãi thuế quan.

Tại Tọa đàm “Gia tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam trong CPTPP” do Tạp chí Công thương tổ chức, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương đánh giá, tỷ lệ các doanh nghiệp hiểu về CPTPP đã tăng nhanh, từ mức hơn 2% năm 2019 đến gần 9% vào đầu năm 2022. 

Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 3 thị trường FTA mới trong CPTPP là Canada, Mexico, Peru tăng trưởng mạnh. Riêng, thặng dư thương mại từ Canada và Mexico chiếm tới hơn 50% thặng dư thương mại của Việt Nam.

Làm rõ hơn vấn đề này, bà Đỗ Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, nếu tính riêng thị trường Canada và Mexico, tỷ lệ tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp xấp xỉ 24%, gấp gần 4 lần mức trung bình là 6,7%, đồng thời cao hơn tỷ lệ tận dụng ưu đãi trong EVFTA cũng như UKVFTA.

Với những thị trường mà Việt Nam đã ký FTA như Nhật Bản, Australia, hay New Zealand, doanh nghiệp chủ yếu sử dụng những ưu đãi từ hiệp định song phương trước đây. Do đó, bước đột phá không đáng kể.

Xét cụ thể từng những nhóm ngành hàng, tỷ lệ tận dụng ưu đãi tốt nhất thuộc về giày dép chiếm khoảng 43%, xơ sợi khoảng 33%, sắt thép và các sản phẩm sắt, thép đạt 76%, điện thoại và linh kiện điện thoại là 13% và thủy sản là 6%. Ngoài ra, nhóm hàng dệt may gần như giậm chân ở tỷ lệ trên 10% suốt 3 năm qua.

Các diễn giả dự tọa đàm tại Tạp chí Công thương đồng loạt cho rằng, CPTPP đem tới nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức cho doanh nghiệp.

Các diễn giả dự tọa đàm tại Tạp chí Công thương đồng loạt cho rằng, CPTPP đem tới nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức cho doanh nghiệp.

Trăn trở ngành hàng dệt may

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng tốt, ước đạt 42 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2021. Dù năng lực xuất khẩu của nước ta được xem là chỉ đứng sau Trung Quốc, ngành hàng này lại "trăn trở" với những ưu đãi từ Hiệp định CPTPP.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên nêu 3 khó khăn chính. Một là, quy tắc xuất xứ của ngành hàng. Do chủ yếu nhập nguyên liệu từ Trung Quốc (chiếm đến 43-45%) nên doanh nghiệp trong nước khó chiếm ưu đãi về thuế.

Hai là, quy mô sản xuất. Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, nhưng vốn của May Hưng Yên chưa đạt 10.000 tỷ đồng, nghĩa là thấp hơn một dự án của Tập đoàn Texthong (Hong Kong) đầu tư vào khu công nghiệp tại Móng Cái (khoảng 500 triệu USD).

"Nếu vải sản xuất ở những thị trường giá rẻ, chẳng hạn Trung Quốc, giảm khoảng 30% so với vải sản xuất ở Việt Nam, lợi ích về thuế từ CPTPP không đủ để san lấp và bù đắp chi phí cho doanh nghiệp ngành dệt may", ông Dương trăn trở.

Yếu tố cuối được Chủ tịch May Hưng Yên nhắc tới là khó khăn trong đầu tư xử lý nước thải. Ông nêu thực trạng, một số địa phương như Hưng Yên yêu cầu chất lượng nước thải phải ở cột A hết, và để chuyển đổi từ cột B sang thì mất khoảng 100 tỷ đồng. "Điều này giảm khả năng cạnh tranh của chúng ta", ông bày tỏ. 

Có giá trị xuất khẩu lớn nhưng ngành dệt may vẫn đang trăn trở với tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ CPTPP.

Có giá trị xuất khẩu lớn nhưng ngành dệt may vẫn đang trăn trở với tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ CPTPP.

Đề xuất hướng giải pháp thời gian tới, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên Ngô Chung Khanh cho rằng doanh nghiệp cần phối hợp cơ quan quản lý để tăng giá trị xuất khẩu những mặt hàng có tỷ lệ tận dụng CPTPP tốt, như: rau quả, lúa gạo, thủy sản...

Ông Khanh lấy ví dụ về thị trường Canada và Mexico. Dù giá trị xuất khẩu tăng nhanh, tỷ trọng của hai thị trường này tương đối khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng từ 1-2% tổng giá trị. Một vấn đề nữa, là những mặt hàng Việt Nam có tỷ lệ tận dụng tốt thì giá trị lại chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng.

Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Dương tin rằng, doanh nghiệp trong nước đang làm tốt ở công đoạn nào thì phải biến đó thành lợi thế cạnh tranh; đồng thời thu hút được năng lực, công nghệ của doanh nghiệp nước ngoài để liên kết, nâng cao năng lực cung ứng nguyên phụ liệu trong nước.

Với riêng ngành hàng dệt may, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Đỗ Thị Thu Hương khuyến cáo doanh nghiệp tuân thủ chặt chẽ quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi. Đây là cơ sở để tận dụng C/O (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) ưu đãi trong CPTPP.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm