| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu thủy sản tận dụng tốt các FTA

Thứ Năm 17/11/2022 , 08:00 (GMT+7)

Trong thành công của xuất khẩu thủy sản năm nay, ngoài nthuận lợi về thị trường, có nhân tố quan trọng đến từ việc tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do FTA.

catrahv1

Xuất khẩu cá tra sang EU tăng mạnh trong năm nay nhờ Hiệp định EVFTA. Ảnh: Thanh Sơn.

Có thể nói, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã hỗ trợ tích cực cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2022.

Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), dù vẫn đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi "thẻ vàng" IUU, nhưng trong 9 tháng năm nay, xuất khẩu thủy sản sang EU vẫn có sự tăng trưởng mạnh khi đạt khoảng 1 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ 2021. Nhiều khả năng khi kết thúc năm 2022, xuất khẩu thủy sản sang EU sẽ đạt 1,3 tỷ USD.

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao ở EU, nhưng xuất khẩu thủy sản sang thị trường này vẫn tăng trưởng mạnh do các doanh nghiệp thủy sản đã tận dụng tốt cơ hội thị trường cũng như những ưu đãi về thuế quan trong Hiệp định EVFTA.

Việc tận dụng tốt cơ hội thị trường cũng như ưu đãi thuế quan thể hiện rất rõ ở mặt hàng cá tra. Thông tin từ VASEP cho thấy, từ đầu năm đến giữa tháng 7, xuất khẩu cá tra sang EU đạt 122 triệu USD, tăng tới 91% so với cùng kỳ 2021 và cao hơn cả giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này trong cả năm 2021 (106 triệu USD).

Việc thị trường EU bị thiếu hụt cá thịt trắng do lệnh cấm vận nhằm vào thủy sản Nga (nước cung cấp cá thị trắng lớn nhất cho EU), đã mở ra cơ hội tốt cho cá tra Việt Nam. Cơ hội này lại càng lớn hơn nhờ những ưu đãi về thuế quan với cá tra Việt Nam nhập khẩu vào EU.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Thụy Điển cho hay, Việt Nam đang chi phối cá tra nhập khẩu vào thị trường châu Âu. Hiện tại, không có đối thủ cạnh tranh đáng kể đối với Việt Nam trên thị trường này.

Hầu hết các sản phẩm cá tra xuất khẩu sang Bắc Âu đều có xuất xứ từ Việt Nam. Vì vậy, Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020 đang tạo cơ hội tốt hơn cho cá tra Việt Nam xuất khẩu sang EU khi  các sản phẩm cá tra được giảm thuế về 0% theo lộ trình 3 năm.

cá ngừ 1

Cá ngừ Việt Nam xuất khẩu sang EU đang có những lợi thế cạnh tranh nhờ Hiệp định EVFTA. Ảnh: Thanh Sơn.

Cá ngừ Việt Nam xuất khẩu sang EU cũng đang có những lợi thế nhờ Hiệp định EVFTA. Theo VASEP, sau khi sụt giảm trong quý 2, xuất khẩu cá ngừ sang EU trong quý 3 đã phục hồi mạnh và tăng tới 47% so với cùng kỳ, đạt 47 triệu USD.

Một trong những nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do các thị trường chuẩn bị vào mùa cao điểm cho dịp lễ cuối năm, trong khi nguồn cung cá ngừ cho thị trường EU từ khu vực EPO (Đông Thái Bình Dương) bị giảm do lệnh cấm veda kéo dài trong 12 ngày.

EU đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ châu Á vì giá cạnh tranh hơn so với cá ngừ Manta, Ecuador. Mà trong những nước xuất khẩu cá ngừ ở châu Á, cá ngừ Việt Nam nhờ có Hiệp định EVFTA, nên đang có sức cạnh tranh tốt hơn so với cà ngừ Philippines, Indonesia hay Thái Lan.

Tại một khu vực thị trường khác là CPTPP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng đang có sự tăng trưởng ấn tượng nhờ tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan từ Hiệp định CPTPP. Thậm chí theo đánh giá của VASEP, việc tận dụng Hiệp định CPTPP còn tốt hơn cả EVFTA vì độ mở của Hiệp định CPTPP với thủy sản còn lớn hơn và không bị những hạn chế khác có liên quan như thẻ vàng IUU.

Trong Top 10 thị trường đơn lẻ lớn nhất của thủy sản Việt Nam trong năm nay, có 3 thị trường thuộc CPTPP là Nhật Bản, Canada và Úc. Cả 3 thị trường này đều có sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể, 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt 1,266 tỷ USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ 2021; sang Canada đạt 311 triệu USD, tăng 66,2%; sang Úc đạt 276 triệu USD, tăng 52,5%.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), trong thời gian còn lại của năm 2022, nhiều khả năng xuất khẩu thủy sản sẽ tiếp tục chậm lại khi tình hình lạm phát toàn cầu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Giá cả tăng cao khiến nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Mỹ (thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam) có xu hướng giảm. Mặc dù lạm phát tại EU liên tục đạt mức kỷ lục, nhưng hiệp định EVFTA sẽ là yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh đối với mặt hàng thủy sản Việt Nam tại thị trường này.

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Hưng Long 555- ‘lựa chọn vàng’ cho nông dân ĐBSCL và Đông Nam bộ

ĐBSCL Giống lúa Hưng Long 555 khẳng định vị thế tại ĐBSCL và Đông Nam bộ nhờ năng suất cao, chất lượng gạo tốt, chống chịu sâu bệnh, mang hiệu quả kinh tế cao nông dân.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất