| Hotline: 0983.970.780

Ngăn chặn khai thác tận diệt thủy sản

Thứ Ba 04/12/2018 , 08:01 (GMT+7)

Theo quy định, những tàu cá có công suất dưới 20CV sẽ bị cấm không cho khai thác tại vùng biển ven bờ. Tuy nhiên, các trường hợp này đều có hoàn cảnh nghèo khó, không đất sản xuất, buộc họ phải bám víu vào biển để mưu sinh.

13-44-01_2_hien_ny_y_thuc_cu_ngu_dn_ve_ti_to_v_bo_ve_nguon_loi_d_duoc_nng_len_rt_nhieu_so_voi_truoc
Ngành thủy sản Cà Mau quy định rất rõ về từng vùng đánh bắt

Để có được cái ăn, cái mặc và lo cho con cái được đến trường, anh Lâm Văn Thông 41 tuổi, ngụ huyện Ngọc Hiển, Cà Mau cho biết: “Tôi ra biển bằng vỏ lãi, chủ yếu đăng bắt cá kèo giống. Sau đó, đem vào đất liền vèo lại vài ngày trước khi bán cho thương lái”.

Khi được hỏi, việc đăng bắt cá giống trái phép như vậy, anh không sợ bị phạt nặng hay sao, anh Thông trần tình: “Bị bắt riết rồi thành thói quen, đóng phạt mỗi lần 1 - 2 triệu. Nhưng cũng chấp nhận, nếu không ra biển thì cuộc sống gia đình sẽ rất khó khăn”.

Ông Nguyễn Việt Triều, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Cà Mau nhìn nhận: “Đây là vấn đề bất cập đang tồn tại, bởi nếu họ không ra biển thì sẽ không có nguồn sống, sớm muộn gì, đó cũng là gánh nặng của xã hội. Nhìn lại công tác quản lý ngành thủy sản địa phương, vẫn còn hạn chế và sẽ rất khó khăn để chuyển đổi ngành nghề, đối với những đối tượng này”.

Theo ông Triều, nhóm phương tiện có công suất dưới 20CV đã được phân cấp cho UBND cấp huyện quản lý. Tuy nhiên, về công tác quản lý chuyên môn, ông Triều cũng thừa nhận, đó là thực trạng hiện nay, việc phân cấp quản lý còn nhiều khó khăn, vướng mắc đối với địa phương.

“Đơn vị đã tham mưu cho UBND tỉnh tính toán lại để quản lý chặt chẽ hơn. Chúng tôi đang xem xét, cân nhắc có nên tiếp tục phân cấp hay rút tất cả lực lượng về trên tỉnh để quản lý. Bởi Luật Thủy sản mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Khi áp dụng đối với những tàu cá, sẽ không quản lý theo công suất nữa mà quản lý theo chiều dài. Tức là tàu cá mà dưới 6m thì không cần đăng ký, để tỉnh, huyện quản lý nữa, giao thẳng cho UBND cấp xã quản lý”, ông Triều nói.

Qua điều tra, rà soát những trường hợp đánh bắt gần bờ, đa phần họ điều thuộc diện khó khăn. Vì cuộc sống, mưu sinh hằng ngày, họ ra biển đánh bắt, để trang trải cuộc sống. Trong khi đó, nhìn tổng thể về vấn đề giải quyết việc làm hoặc chuyển đổi ngành nghề cho những trường hợp này, vẫn còn bỏ ngỏ.

Bà Lê Thị Loan 41 tuổi, ngụ huyện Ngọc Hiển nói: “Thông thường, khi chúng tôi ra biển khai thác bằng vỏ lãi nên luồng lạch đi theo những nhánh sông nhỏ để ra biển chứ không ra các cửa chính. Bởi nếu, ra vào cửa chính thì sẽ bị lực lượng Biên phòng ngăn lại, không cho ra nữa, có khi còn bị phạt nặng. Cũng mong có vốn để vào đất liền làm ăn, chứ làm nghề biển cũng nguy hiểm lắm”.

Thực tế hiện nay, vẫn tồn tại một số nghề cấm khai thác thủy sản ven bờ theo kiểu sát hại cao nhưng vẫn chưa ngăn chặn được. Bởi do nhiều nguyên nhân, mà cơ quan chức năng không thể quản lý hết. Đối với những phương tiện, hoạt động nghề cào, te… thì địa phương không cho đăng ký, đăng kiểm, không cấp phép hoạt động khai thác. Do đó, đa phần đều hoạt động “chui”. Hầu hết, đó là phương tiện thủy gia dụng, tham gia vào khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ.

“Đó không phải là tàu cá nên chúng tôi không cho đăng ký, đăng kiểm bên ngành thủy sản được. Vì những trường hợp này thuộc phương tiện thủy nội địa nên được ngành giao thông quản lý”, ông Triều thông tin thêm.

Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về thủy sản, Chi cục Thủy sản Cà Mau đã có nhiều đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ NLTS. Trong đó tham mưu cho Sở NN-PTNT, UBND tỉnh đề án, chương trình, kế hoạch, bước đầu mang lại hiệu quả cao. Hằng năm, đơn vị tổ chức thả giống tôm, cua, cá… về môi trường tự nhiên. Đồng thời ký kết chương trình phối hợp với Giáo hội Phật giáo tỉnh, trong việc vận động, tuyên truyền, giáo dục phật tử phóng sinh, mang tính chất tái tạo nguồn lợi.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm