Nghề hến xứ Cồn
Thứ Hai 01/06/2020 , 15:25 (GMT+7)Ít ai biết rằng để có món cơm hến nổi tiếng đất Cố đô, những người dân xóm Cồn (Vĩ Dạ, Huế) phải lặn, ngụp nhọc nhằn mới có được.
Sống trên thế đất từng được các bậc vua chúa xưa gọi là “Tả Thanh Long” nhưng người xóm Cồn lại dân giã lấy tên con hến bé li ti như cái mày ngô mà gọi là cồn Hến. Trước kia, vùng bờ bãi quanh cồn Hến vốn là mô đất dài nổi lên giữa dòng Hương, một bên là Gia Hội, một bên là Vĩ Dạ thích hợp cho “họ” nhà hến sinh sôi nảy nở. Những người mưu sinh bằng nghề cào hến mò bắt hến trưởng thành bằng tay hoặc bằng cào răng tre. Đó là dụng cụ có khoảng từ 180 đến 200 răng tre, vót nhỏ hơn chiếc đũa, đan hình cánh cung rẻ quạt và có đáy đan bằng tre giữ lại hến ở trong cào.
Từ cầu Gia Hội nhìn xuống, dù là ngày đông lạnh cóng tay chân hay giữa trưa nắng gắt đều chứng kiến những người lặn mò hến mưu sinh.
Một gia đình ở xóm chài Vĩ Dạ đang chọn phân loại từng mẻ hến trên thuyền - sản phẩm của không biết bao nhiêu lần lặn xống, ngoi lên mò bắt hến trên khúc sông Gia Hội của cậu con trai dưới mặt nước.
Để có được những con hến nhỏ bé ngon lành người xứ Cồn phải lặn, phải cào, phải đãi từ trong bùn nước mênh mông sâu thẳm mà chẳng ngại khó khăn. Thậm chí cả những người già cũng lặng lẽ móc hến ven bờ cạn ở các khúc sông chảy quanh thành nội Huế.
Sau này, khi hến được tiêu thụ mạnh, đáy cào được thay bằng những tấm lưới nylon, mắt nhỏ nên hến mẹ, hến con đều chui vào lưới hết. Khi hến ở cồn ít dần đi nhiều gia đình chuyển sang khúc sông Gia Hội đánh bắt. Ngụp, lặn cả ngày dưới bùn nước nguy hiểm nhưng mỗi ngày họ cũng cũng chỉ được 4 ngão (đơn vị do lường của nghề hến, đó là 1 cái rổ sâu chứa khoảng hơn 2 kg hến) tính ra được khoảng hơn 100 ngàn đồng.
Sau khi ngâm 2 đến 3 ngày để hến nhả hết bùn bẩn, tất cả được dồn vào một chiếc chảo lớn luộc.
Có được hến rồi, họ bán lại thành phẩm cho những chủ lò luộc hến. Mỗi ngày các lò ở Cồn nấu vài chục tấn hến. Đó là các công đoạn rửa, luộc và lại phải đãi mới có được thứ nước hến và thịt hến trắng mềm, ngọt mát đến tận chân răng. Nhưng như thế vẫn chưa thể thành thứ “cao lâu” của xứ Cồn.
Phải đến khi các bà các chị cất công chế biến qua bao nhiêu công đoạn tỉ mỉ và công phu từ hàng chục thứ rau thái nhỏ và gia vị đặc trưng người ta mới có được một tô cơm hến ngon lành mang hương vị ngọt mát của sông Hương, cay nồng của nắng, béo ngậy của phù sa và thơm dịu của tình cô gái Huế.
Hến được tách khỏi vỏ và đãi phân loại: hến to dùng để xào, nấu cháo còn con nhỏ mới dùng chế biến cơm hến. Lò chế biến Hến bán thành phẩm của một gia đình ở cuối cồn Hến.
Cồn Hến với khoảng 600 hộ dân hầu hết đều theo nghiệp làm hến nên đã biến nơi đây thành vùng chế biến các món hến ngon nổi tiếng được coi là "đảo ẩm thực Huế" dành cho khách du lịch đến Huế.
tin liên quan
Nhiệt độ giảm sâu, băng tuyết phủ kín đỉnh Fansipan
Sáng nay, nhiều du khách đã được chứng kiến khung cảnh băng giá khi trời có nắng trên đỉnh Fansipan (Sa Pa, Lào Cai).
Vườn lan 20 giống khoe sắc, ước thu 8 tỷ đồng dịp Tết
Hà Tĩnh Năm thứ 2 ‘thuần hóa’ thành công các giống hoa lan hồ điệp trên vùng đất ‘chảo lửa túi mưa’, năm nay, anh Phạm Văn Huy ước thu về khoảng 8 tỷ đồng.
Hoa Tớ dày nhuộm hồng núi rừng Mù Cang Chải
Yên Bái Giữa trời đông lạnh giá ở vùng non cao, những bông hoa Tớ dày đua nhau bung sắc thắm để nhuộm hồng núi rừng Mù Cang Chải.
Nước khe Rào Trường chuyển thành màu đen, bốc mùi hôi thối
Nước khe Rào Trường chuyển thành màu đen chảy dài nhiều km, bốc mùi hôi thối. Thượng nguồn dòng khe này là 2 trang trại với quy mô hàng chục nghìn con lợn thịt.
Nơi sở hữu những con cá Betta đẹp nhất Việt Nam
Cần Thơ Thanh niên Võ Thanh Hải ở quận Bình Thủy (Cần Thơ) được biết đến là 'bàn tay vàng' lai tạo ra những con cá Betta đầy sắc màu rực rỡ, giá trị cao.
Thủ tướng thưởng trà, nghe tiếng sáo Mông tại hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp
Chiều 27/12, khi đến dự hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có trải nghiệm trong không gian truyền thống, đậm nét nông nghiệp.