| Hotline: 0983.970.780

Người dân Đà Nẵng ‘giải cứu’ nông sản cho Hải Dương

Thứ Năm 25/02/2021 , 16:04 (GMT+7)

Hơn 10 tấn su hào, bắp cải được một nhóm thiện nguyện vận chuyển từ Hải Dương về TP Đà Nẵng để tiêu thụ trong thời điểm nông sản vùng dịch đang bị ứ đọng.

Các điểm bán nông sản từ Hải Dương chở vào TP Đà Nẵng được rất nhiều người dân đến mua ủng hộ. Ảnh: CTV.

Các điểm bán nông sản từ Hải Dương chở vào TP Đà Nẵng được rất nhiều người dân đến mua ủng hộ. Ảnh: CTV.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tỉnh Hải Dương đã thực hiện giãn cách xã hội kể từ 0h ngày 16/2. Trong khi đó, thời điểm này, nhiều nông sản của bà con tỉnh này đã đến thời kỳ thu hoạch. Các mặt hàng rau, củ, quả bị ùn ứ, không thể bán hay xuất ra bên ngoài được.

Với tinh thần chung tay phòng chống dịch, giúp đỡ người nông dân ở địa phương đang gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid-19, một nhóm thiện nguyện ở TP Đà Nẵng đã kết nối với các hợp tác xã nông nghiệp để thu mua nông sản, rồi chuyển về các địa điểm tại TP Đà Nẵng để tiêu thụ sản phẩm cho bà con.

Theo anh Trần Đình Quốc Khương, trưởng nhóm phụ trách bán nông sản tại số 370 đường 2/9 (TP Đà Nẵng) thì nhóm của anh đã mua hơn 10 tấn su hào và bắp cải của nông dân Hải Dương sau đó vận chuyển về đây để kêu gọi người dân TP mua ủng hộ cho bà con vùng dịch. Được biết, tất cả chi phí vận chuyển đều do các tình nguyện viên tự chi trả.

“Vì là nông sản 'giải cứu' nên giá thành cũng rẻ hơn nhiều so với các chợ. Mặc dù vậy, các mặt hàng rau củ này vẫn tươi ngon. Đây là việc làm thiết thực của nhóm nhằm chia sẻ khó khăn với người nông dân ở Hải Dương. Không chỉ vậy, việc làm này cũng giúp cho người dân Đà Nẵng có thể sử dụng được các thực phẩm sạch trong bữa ăn gia đình”, anh Khương chia sẻ.

Người dân TP Đà Nẵng vui mừng vì có thể góp phần nhỏ chia sẻ khó khăn với bà con vùng dịch. Ảnh: CTV.

Người dân TP Đà Nẵng vui mừng vì có thể góp phần nhỏ chia sẻ khó khăn với bà con vùng dịch. Ảnh: CTV.

Để đảm bảo công tác an toàn quy định phòng dịch Covid-19, các sản phẩm nông sản nói trên đều được vận chuyển trong ngày và có giấy chứng nhận đã phun khử khuẩn. Những người dân đến các điểm “giải cứu” mua hàng cũng chấp hành việc đeo khẩu trang và các quy định phòng dịch khác.

Theo ghi nhận, tính đến thời điểm hiện nay, toàn TP Đà Nẵng đã có 9 điểm bán nông sản “giải cứu” cho tỉnh Hải Dương. Biết được việc làm ý nghĩa của nhóm thiện nguyện cũng như chung tay giúp người dân Hải Dương vượt qua dịch bệnh, các điểm bán hàng đều tập trung rất nhiều người dân đến để mua hàng.

Cô Hồ Thị Thu Hà (trú quận Hải Châu) cho biết: “Giải cứu nông sản giúp người dân ở Hải Dương là việc làm mang ý nghĩa thiết thực và nên làm. Dù ở nhà vẫn còn khá nhiều rau củ nhưng tôi vẫn ra mua để ủng hộ vì thấy trên các phương tiện thông tin truyền thông người dân vùng dịch gặp rất nhiều khó khăn. Rau củ bán với giá rẻ mà thực phẩm lại sạch và tươi như vậy nên tôi mua luôn 10 kg để dành ăn dần. Giúp bà con mà mình cũng được lợi”.

Theo thống kê, tỉnh Hải Dương còn gần 4.100ha rau vụ Đông đến kỳ thu hoạch. Trong đó, có hơn 3.200ha hành, hơn 600ha cà rốt và hơn 250ha cải bắp, su hào, súp lơ, rau ăn lá. Sản lượng ước tính khoảng 91.000 tấn

Được biết, một kg su hào ở các điểm “giải cứu” được bán với giá 4.000 đồng, còn bắp cải là 5.000 đồng. Hiện, vẫn còn nhiều chuyến xe “giải cứu” nông sản tại Hải Dương đang tiếp tục tiến về TP Đà Nẵng.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.