| Hotline: 0983.970.780

Người trồng đào phai Xuân Du hi vọng một cái Tết 'ấm'

Thứ Ba 26/01/2021 , 09:33 (GMT+7)

Giữa tháng Chạp, người trồng đào phai Xuân Du đang tất bật chuẩn bị cho tết Nguyên đán. Năm nay trời đẹp, người dân Xuân Du mong chờ một cái tết 'ấm'.

Những ngày giữa tháng Chạp, đến vùng trồng đào phai Xuân Du (xã Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) chỉ gặp những vườn đào trơ trụi lá. Lác đác có một vài cây đào đã bung nụ. Nhưng chỉ khoảng 1 tuần nữa thôi, những vườn đào phai Xuân Du sẽ bung nở để đón chào xuân mới.

ăm nay, trời đẹp, nhiệt độ tại xã Xuân Du giao động từ 13-18 độ C, đêm có sương mù. Thời điểm này đào phai Xuân Du đã được xuống lá, đây là điều kiện lý tưởng cho cây đào ra nụ đẹp, mập mạp. Theo kinh nghiệm của những người trồng đào phai Xuân Du, với thời tiết như hiện nay thì chỉ khoảng 1 tuần nữa, đào sẽ nở hoa.

Những vườn đào phai Xuân Du năm nay đang rất có giá. Hiện đã có nhiều lái buôn ở các tỉnh phía Bắc đến các vườn đào phai Xuân Du để đặt hàng với giá cao hơn những năm trước 10-15%. Những cây đẹp đã được một số người chơi đào cảnh đến đặt cọc.

Vườn đào  ông Quách Văn Lưu hiện đã được thương lái phía Bắc đến đặt tiền cọc. Dự tính năm nay ông Lưu sẽ thu về trên 600 triệu đồng từ tiền bán đào phai Xuân Du. Ảnh: Võ Dũng.

Vườn đào  ông Quách Văn Lưu hiện đã được thương lái phía Bắc đến đặt tiền cọc. Dự tính năm nay ông Lưu sẽ thu về trên 600 triệu đồng từ tiền bán đào phai Xuân Du. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Quách Văn Lưu, người có 3 ha đào tại thôn 6, xã Xuân Du cho hay, tết Canh Tý (2020) là năm người trồng đào phai Xuân Du không thu được nhiều do thời tiết cuối năm nắng nóng nhưng ông cũng thu về trên 500 triệu đồng. Năm nay trời đẹp, nhiệt độ thấp, đêm có sương nên theo dự tính, cây đào sẽ cho nụ đẹp, nở đúng dịp. Thời điểm này, vườn đào của gia đình ông đã được các thương lái phía Bắc đến đặt tiền cọc.

“Chúng tôi xuống lá thời điểm khoảng giữa tháng 11 âm lịch, đến đầu tháng 12 thì xới gốc, bón thêm lân, ka li để cây đào sinh trưởng, cho hoa đẹp. Trong số 3,6 nghìn gốc đào của gia đình tôi hiện đã có trên 500 gốc được thương lái phía Bắc vào đặt tiền cọc, sau ngày 20/12 âm lịch sẽ vận chuyển. Dự kiến năm nay gia đình tôi sẽ thu tiền từ bán đào phai Xuân Du khoảng trên 600 triệu đồng. Hiện nhiều vườn đào trong xã cũng đã được thương lái đến đặt cọc” – ông Lưu cho hay.

Một số thương lái phía Bắc đã đến Xuân Du, mua, tập kết đào để chuẩn bị vận chuyển đi trước ngày rằm tháng Chạp. Ảnh: Võ Dũng.

Một số thương lái phía Bắc đã đến Xuân Du, mua, tập kết đào để chuẩn bị vận chuyển đi trước ngày rằm tháng Chạp. Ảnh: Võ Dũng.

Bài liên quan

Xã Xuân Du từ lâu được coi là thủ phủ đào phai tại Thanh Hóa. Đa phần người dân Xuân Du trồng đào buông, sau 3 năm có thể xuất bán. Một số hộ có kỹ thuật cao lại đầu tư trồng đào thế, đào ghép. Nếu đào buông chỉ được bán với giá bình quân 4-5 trăm nghìn đồng/cây, cao lắm cũng chỉ 2-3 triệu đồng thì có những cây đào thế, đào ghép được thương lái vào trả giá 30-40 triệu đồng/cây.

Hiện Xuân Du có 145 ha đào phai trồng tập trung và khoảng 150 ha trồng rải rác. Cả xã có 7/13 thôn với trên 1 nghìn hộ trồng đào cảnh phục vụ tết Nguyên đán. Năm 2007, Xuân Du được công nhận là làng nghề trồng đào với chỉ dẫn địa lý đào phai Xuân Du.

Ông Trương Văn Cảnh, Chủ tịch UBND xã Xuân Du cho biết, nguồn thu từ nghề trồng đào tùy vào thời tiết hàng năm thuận lợi hay không nhưng là nghề đem lại thu nhập khá cao cho người dân nơi đây. Là xã thuộc huyện miền núi kinh tế còn nhiều khăn nhưng thu nhập người dân hiện nay đã gần 50 triệu đồng/người/năm.

“Trước đây đào phai Xuân Du chủ yếu được trồng trên đất đồi. Nhưng khoảng 10 năm lại đây, một số diện tích đất lúa kém hiệu quả đã được chuyển sang trồng đào và cho hiệu quả kinh tế cao. Năm nay, chúng tôi đang liên hệ Sở Khoa học – Công nghệ để xin thủ tục cấp tem truy xuất nguồn gốc, giấy chứng nhận đào trồng để các chủ vườn thuận tiện trong vận chuyển buôn bán” – ông Cảnh cho biết thêm.

Một cây đào ghép tại xã Xuân Du đã được trả giá 40 triệu đồng nhưng chủ nhân vẫn chưa gật đầu. Ảnh: Võ Dũng.

Một cây đào ghép tại xã Xuân Du đã được trả giá 40 triệu đồng nhưng chủ nhân vẫn chưa gật đầu. Ảnh: Võ Dũng.

Không chỉ ở Xuân Du, vùng trồng đào Quảng Chính (huyện Quảng Xương) cũng đang tất bật chuẩn bị nguồn hàng cho dịp tết Nguyên Đán.

Đào Quảng Chính nổi tiếng xưa nay với giống đào phai hoa kép cổ đặc trưng. Thay vì có 5 cánh hoa như những loại đào phai khác, đào Quảng Chính có nhiều tầng hoa với trung bình từ 23 đến 30 cánh hoa. Cá biệt có những hoa lên gần 40 cánh. Khi nở, hoa lâu tàn, nhiều gia đình chơi đào qua tết vẫn còn đẹp lộng lẫy.

Xã Quảng Chính hiện có 10 ha đào phai hoa kép trồng tập trung trên các cánh đồng và một số diện tích trồng nhỏ lẻ. Toàn xã hiện có trên 900 hộ trồng và kinh doanh đào. Trong số đó, có hơn 100 hộ có diện tích trồng đào lớn từ 500 đến 5.000 m2/hộ. Trung bình mỗi năm, người dân Quảng Chính thu về 16-20 tỷ đồng từ cây đào. Có những cây đào có giá 4 đến 5 triệu đồng, bằng cả 1 năm trồng lúa nên những năm gần đây, xã khuyến khích người dân cải tạo, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng đào.

Tổ chức Hội chợ đào phai Xuân Du

Hội chợ đào phai Xuân Du được tổ chức từ ngày 18-26 tháng Chạp tại sân vận động xã Xuân Du. Đây là năm đầu tiên xã Xuân Du tổ chức hội chợ đào phai. Các hộ trồng đào sẽ “góp” những cây đào đẹp nhất tại gian hàng chung để ban tổ chức bán. Ngoài ra, các hộ có nhu cầu sẽ được bố trí gian hàng để bày bán sản phẩm. Ngoài đào phai, người dân cũng sẽ mang các sản vật địa phương như bột sắn dây, thanh long ruột đỏ, gà đông tảo... đến bày bán.

Xem thêm
Long trọng kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Ngày 17/4, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Greenfeed Việt Nam công bố kết quả tăng trưởng lợi nhuận bền vững

Greenfeed Việt Nam với những chỉ số tài chính vừa công bố, cho thấy thương hiệu này vẫn duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả trên thị trường nông sản.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.