| Hotline: 0983.970.780

Nhà báo Trương Vĩnh Ký có thực sự biết 27 ngoại ngữ?

Thứ Sáu 11/09/2020 , 20:28 (GMT+7)

“Nhà báo Trương Vĩnh Ký” là chủ đề cuộc trưng bày và tọa đàm, vừa được Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức ngày 11/9 tại Hà Nội.

Nhà báo Việt Nam đầu tiên - Trương Vĩnh Ký (1837-1898)

Nhà báo Việt Nam đầu tiên - Trương Vĩnh Ký (1837-1898)

Nhà báo Trương Vĩnh Ký được chọn làm nhân vật mở đầu cho các hoạt động chuyên môn của Bảo tàng Báo chí Việt Nam, không phải không có lý do. Bởi lẽ, ông được xưng tụng là nhà báo Việt Nam đầu tiên với tư cách sáng lập và chủ biên Gia Định Báo ra mắt vào tháng 4/1865. Tờ Gia Định Báo tồn tại 44 năm, và đình bản vào tháng 1/1910.

Nhà báo Trương Vĩnh Ký đã mở ra tờ báo tiếng Việt đầu tiên, nên mục đích lớn nhất của ông là góp phần truyền bá chữ quốc ngữ. Tại cuộc tọa đàm “Nhà báo Trương Vĩnh Ký” do Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức, diễn ra ngày 11/9 tại Hà Nội, các diễn giả đã đề cao đóng góp của Gia Định Báo đối với giai đoạn hình thành nền báo chí nước ta.

Nhà báo Trương Vĩnh Ký không đơn thuần là một nhà báo, mà còn là một học giả. Sinh ra tại Chợ Lách - Bến Tre, từ 11 tuổi thì Trương Vĩnh Ký bắt đầu du học qua nhiều nước Lào, Mynama, Trung Quốc, Malaysia… suốt 10 năm, trước khi về nước lập nghiệp. Tên tuổi Trương Vĩnh Ký vang dội ra ngoài biên giới Việt Nam, được phong Viện sĩ Viện Hàn lâm của Pháp và được ghi danh trong Bách khoa Tự điển Larousse.

Tờ Gia Định Báo do Trương Vĩnh Ký sáng lập.

Tờ Gia Định Báo do Trương Vĩnh Ký sáng lập.

Ngoài công việc làm Gia Định Báo, học giả Trương Vĩnh Ký viết và dịch rất nhiều sách. Di sản ông để lại cho đời, theo số liệu thống kê được, có tổng cộng 118 tác phẩm ở những thể loại khác nhau. Tuy nhiên, có một điều được lưu truyền như giai thoại kỳ vĩ nhưng chưa ai giải mã rành mạch, là học giả Trương Vĩnh Ký biết 27 ngoại ngữ. Trong các dòng tự bạch, học giả Trương Vĩnh Ký khẳng định “thông thạo 7 ngoại ngữ như người bản địa”, còn 20 ngoại ngữ khác thì mức độ “biết” của ông như thế nào vẫn chưa thể xác định.

Cuộc đời 61 năm của học giả Trương Vĩnh Ký (1837-1898) có nhiều góc khuất mà hậu thế vẫn chưa tường minh. Lúc sinh thời, chính học giả Trương Vĩnh Ký cũng nói về lẽ sống một cách khoan hòa: “Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hễ nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa, vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khói. Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong”.

Học giả Trương Vĩnh Ký còn có biệt hiệu Petrus Ký. Hiện nay, tại TPHCM, mộ phần của học giả Trương Vĩnh Ký vẫn nằm ở khu vực Chợ Quán, còn ngôi trường từng mang tên ông Petrus Ký được đổi thành Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.  

Tọa đàm và trưng bày 'Trương Vĩnh Ký' do Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức.

Tọa đàm và trưng bày "Trương Vĩnh Ký" do Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức.

Tọa đàm “Nhà báo Trương Vĩnh Ký” do Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức, có lẽ là một khởi đầu để giới truyền thông cũng như giới nghiên cứu có thêm động lực để tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời một người Việt Nam biết nhiều ngoại ngữ nhất. Tất nhiên, tọa đàm “Nhà báo Trương Vĩnh Ký” cũng đã chứng minh sự nghiệp Trương Vĩnh Ký không phải phù du như ông từng tự thán “Học thức gửi tên con mọt sách/ Công danh rốt cuộc cái quan tài”.

Xem thêm
Vụ diễn viên Vương Tinh mất tích: Tìm thấy trong tình trạng không ai ngờ

Diễn viên Vương Tinh - sao nam điện ảnh Hoa ngữ đã được tìm thấy sau nhiều ngày gia đình và cơ quan chức năng nỗ lực tìm kiếm. 

Man.City tìm lại cảm giác chiến thắng

Man 'xanh' bắt đầu lấy lại phong độ và quyết không bỏ cuộc khi giành thêm chiến thắng tại vòng 20 giải Ngoại hạng Anh 2024/2025.

Đội tuyển Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất

Ngày 6/1, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đội tuyển bóng đá nam quốc gia.

Người dân Cần Thơ mãn nhãn màn đua thuyền buồm trên sông Hậu

Ngày 29/12, lần đầu tiên TP Cần Thơ tổ chức giải đua thuyền buồm, một hoạt động mới lạ trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày hội Du lịch - Đêm hoa đăng Ninh Kiều.