| Hotline: 0983.970.780

'Nhà máy' sản xuất cầu thủ... đem bán và thành sao lại mua về

Thứ Tư 18/10/2017 , 06:25 (GMT+7)

Khi Man Utd đụng độ Benfica, đó không chỉ là cuộc chiến mang ý nghĩa ba điểm, hay quyền đi tiếp ở Champions League, mà còn là nơi ganh đua của hai triết lý bóng đá: tự sản xuất cầu thủ rồi đem bán, và chờ cầu thủ thành ngôi sao xong mua về.

14-17-44_nh_700
Benfica thu về hơn 100 triệu euro mỗi năm từ việc bán cầu thủ

Ngoại trừ mùa giải đầu tiên thời hậu Alex Ferguson, dưới sự dẫn dắt của David Moyes, Man Utd không bạo chi. Còn lại, trong 4 kỳ chuyển nhượng tiếp theo, đội chủ sân Old Trafford luôn chi khoảng 200 triệu euro vào mỗi mùa hè. Hè 2014 là nhộn nhịp nhất. Tân HLV ngày ấy, Louis Van Gaal đón 7 trò mới, với tổng giá trị chuyển nhượng gần 250 triệu euro.

Cách làm của “Quỷ đỏ” khác xa Benfica. Nếu như Ngoại hạng Anh nổi tiếng là giải đấu lắm tiền, với tổng giá trị bản quyền truyền hình lên tới hơn 10 tỷ euro, Bồ Đào Nha ngược lại có nền kinh tế kém phát triển bậc nhất trong EU. Họ là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao thứ ba, chỉ sau Hy Lạp và Tây Ban Nha, còn tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nằm trong nhóm 10 nước thấp nhất châu lục.

Một nền kinh tế kiệt quệ không thể là nền tảng cho một nền thể thao phát triển. Bồ Đào Nha từ lâu không còn chỗ đứng ở những sân chơi như Olympic, nhưng bóng đá ở đất nước này lại hoàn toàn khác. Quốc gia thuộc bán đảo Iberia vừa vô địch Euro 2016, và luôn thường trực trong top 10 bảng xếp hạng FIFA. Họ cũng sở hữu một trong hai ngôi sao hay nhất nền bóng đá đương đại - Cristiano Ronaldo, chủ nhân của 4 Quả bóng vàng.

Mấu chốt tạo nên sự khác biệt, nằm ở những CLB như Benfica. Tính từ năm 2010 đến nay, ba CLB thống trị bóng đá Bồ Đào Nha là Benfica, Sporting Lisbon và Porto thu về hơn 1 tỷ euro tiền bán cầu thủ. Với GDP của cả nước chỉ hơn 200 tỷ euro, rõ ràng bóng đá có sức ảnh hưởng khủng khiếp, không chỉ trên khía cạnh tinh thần, tại Bồ Đào Nha.

Giống như câu chuyện tại Brazil, nơi mọi đứa trẻ đều mơ ước đổi đời bằng trái bóng tròn, những em bé lớn lên trong xã hội Bồ Đào Nha ngày ngày đều muốn trở thành một Cristiano Ronaldo trong tương lai. Đó là điều có thể, bởi những đội như Benfica có sẵn một hệ thống tuyển trạch viên, trải dài khắp đất nước và lan sang cả Nam Mỹ. Thế mạnh của họ là nói chung thứ tiếng với người dân Brazil. Vì thế, những gia đình có con em sở hữu tài năng bóng đá dễ dàng tìm thấy điểm phù hợp khi quyết định chuyển tới Bồ Đào Nha. David Luiz, Ramires, Angel Di Maria, Ederson Moraes là những ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này.

Không chỉ dừng lại ở những thị trường quen thuộc, Benfica nói riêng và bóng đá Bồ Đào Nha nói chung còn “vươn vòi bạch tuộc” khắp châu Âu. Ngay chính đội hình Man Utd làm khách đêm 18/10 cũng có hai người từng chơi bóng cho đại diện Nam Âu: Victor Lindelof tới từ Thụy Điển và Nemanja Matic quốc tịch Serbia.

Chìa khóa thành công của Benfica nằm ở doanh thu từ việc bán cầu thủ. Họ dùng số tiền này, một phần để bù đắp lực lượng bằng những gương mặt mới tiềm năng, một phần để xây dựng cơ sở vật chất cho chính đất nước Bồ Đào Nha. Mối quan hệ qua lại được phát triển qua nhiều năm, giúp Benfica, Porto và Sporting sống khỏe, bất chấp bức tranh u ám của nền kinh tế chung. Như chính Chủ tịch Benfica thổ lộ, đội bóng của ông chỉ bán cầu thủ nếu nhận được đề nghị xứng đáng, thay vì “bán lúa non” như trong thập niên 90.

Xem thêm
Hà Nội phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP từ ngành công nghiệp văn hóa

UBND thành phố vừa có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về ‘Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô’.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm