| Hotline: 0983.970.780

Nhà sư Khmer lập bảo tàng về nông cụ

Chủ Nhật 23/02/2020 , 12:37 (GMT+7)

Mục đích của bảo tàng để lưu giữ nét đẹp văn hóa những nông cụ của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi – An Giang cho thế hệ mai sau.

Hòa thượng Chau Sơn Hy, trụ trì chùa Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn - An Giang), người đã dày công sưu tầm hàng chục nông cụ xưa của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi.

Hòa thượng Chau Sơn Hy, trụ trì chùa Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn - An Giang), người đã dày công sưu tầm hàng chục nông cụ xưa của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi.

Từ sự trân quý đó, ông đã xây dựng “bảo tàng” tại chùa Sà Lôn, để trưng bày cho mọi người đến chiêm ngưỡng.

Từ sự trân quý đó, ông đã xây dựng “bảo tàng” tại chùa Sà Lôn, để trưng bày cho mọi người đến chiêm ngưỡng.

Tại bảo tàng, dễ dàng bắt gặp các công cụ nông nghiệp xưa như: xe vận chuyển hàng hóa, chuyên chở lúa, gạo, phân bón; cối xay lúa bằng cần đẩy tay; cối giã lúa, giã cốm dẹp bằng chài tay; dụng cụ bắt cá, tôm; lưỡi hái, lưỡi cày đất, lưỡi liềm, tay gặt, cào răng lược, bừa, nôm, đó…

Tại bảo tàng, dễ dàng bắt gặp các công cụ nông nghiệp xưa như: xe vận chuyển hàng hóa, chuyên chở lúa, gạo, phân bón; cối xay lúa bằng cần đẩy tay; cối giã lúa, giã cốm dẹp bằng chài tay; dụng cụ bắt cá, tôm; lưỡi hái, lưỡi cày đất, lưỡi liềm, tay gặt, cào răng lược, bừa, nôm, đó…

Hòa thượng Chau Sơn Hy cho biết: Từ lâu ông vẫn thường tìm và lưu giữ những nông cụ xưa của đồng bào Khmer để làm kỷ niệm. Dần dần, thấy nhiều bộ nông cụ của những Phật tử bị hư hỏng do không được bảo quản tốt nên ông đứng ra vận động, xin về chùa để trưng bày, bảo quản tốt hơn cho con cháu sau này biết đến.

Hòa thượng Chau Sơn Hy cho biết: Từ lâu ông vẫn thường tìm và lưu giữ những nông cụ xưa của đồng bào Khmer để làm kỷ niệm. Dần dần, thấy nhiều bộ nông cụ của những Phật tử bị hư hỏng do không được bảo quản tốt nên ông đứng ra vận động, xin về chùa để trưng bày, bảo quản tốt hơn cho con cháu sau này biết đến.

Hưởng ứng lời vận động của hòa thượng Chau Sơn Hy, từ năm 2006, nhiều bà con trong vùng và các nghệ nhân tích cực tìm đến ủng hộ chùa Sà Lôn. Người góp công, người góp của để bộ sưu tập hiện vật ngày càng nhiều hơn.

Hưởng ứng lời vận động của hòa thượng Chau Sơn Hy, từ năm 2006, nhiều bà con trong vùng và các nghệ nhân tích cực tìm đến ủng hộ chùa Sà Lôn. Người góp công, người góp của để bộ sưu tập hiện vật ngày càng nhiều hơn.

Khi số hiện vật quý giá lên đến gần 100 món, hòa thượng Chau Sơn Hy quyết định xây dựng “bảo tàng” để lưu giữ và trưng bày.

Khi số hiện vật quý giá lên đến gần 100 món, hòa thượng Chau Sơn Hy quyết định xây dựng “bảo tàng” để lưu giữ và trưng bày.

Hòa thượng Chau Sơn Hy cho biết thêm, tôi muốn lưu giữ nét đẹp văn hóa nông nghiệp và tư liệu sản xuất xưa để lớp trẻ sau này nhận biết quá trình ông cha làm ra hạt gạo cực khổ như thế nào. Từ khâu cày, bừa, cấy, rồi tới thu hoạch, cắt, đập bằng tay, đem vô sấy bằng sức, giã gạo cũng bằng sức... Qua đó giúp lớp trẻ sống có trách nhiệm với chính mình, với người thân và xã hội hơn.

Hòa thượng Chau Sơn Hy cho biết thêm, tôi muốn lưu giữ nét đẹp văn hóa nông nghiệp và tư liệu sản xuất xưa để lớp trẻ sau này nhận biết quá trình ông cha làm ra hạt gạo cực khổ như thế nào. Từ khâu cày, bừa, cấy, rồi tới thu hoạch, cắt, đập bằng tay, đem vô sấy bằng sức, giã gạo cũng bằng sức... Qua đó giúp lớp trẻ sống có trách nhiệm với chính mình, với người thân và xã hội hơn.

Thời gian qua, cũng nhờ sự chung tay của địa phương và các trường dân tộc nội trú trên địa bàn mà nhiều học sinh được tạo điều kiện đến đây tham quan. Các em được tận mắt thấy, được nghe thuyết minh về những dụng cụ xưa của ông cha.

Thời gian qua, cũng nhờ sự chung tay của địa phương và các trường dân tộc nội trú trên địa bàn mà nhiều học sinh được tạo điều kiện đến đây tham quan. Các em được tận mắt thấy, được nghe thuyết minh về những dụng cụ xưa của ông cha.

Trong đó, đặc biệt nhất là cỗ xe bò dành cho người giàu đi dạo. Xe được chế tác vào năm 1894, tính đến nay tròn 126 năm. Trên thành khung xe có khắc chữ Khmer. Xe này do hòa thượng Chau Sơn Hy vận động ông Tà Hiêm ở sóc Sà Lôn tặng lại cho chùa.

Trong đó, đặc biệt nhất là cỗ xe bò dành cho người giàu đi dạo. Xe được chế tác vào năm 1894, tính đến nay tròn 126 năm. Trên thành khung xe có khắc chữ Khmer. Xe này do hòa thượng Chau Sơn Hy vận động ông Tà Hiêm ở sóc Sà Lôn tặng lại cho chùa.

Hòa thượng Chau Sơn Hy nói: “Tôi nghe chủ nhân chiếc xe bò này kể lại là ông ngoại của ông ấy sử dụng, sau đó chia lại cho mẹ ông rồi mới tới lượt ông sử dụng. Ông ấy hiện giờ cũng hơn 80 tuổi rồi. Xe này chỉ có những người giàu mới được đi, giống như xe 4 chỗ tiền tỉ bây giờ vậy”.

Hòa thượng Chau Sơn Hy nói: “Tôi nghe chủ nhân chiếc xe bò này kể lại là ông ngoại của ông ấy sử dụng, sau đó chia lại cho mẹ ông rồi mới tới lượt ông sử dụng. Ông ấy hiện giờ cũng hơn 80 tuổi rồi. Xe này chỉ có những người giàu mới được đi, giống như xe 4 chỗ tiền tỉ bây giờ vậy”.

 Sau chiếc xe bò đặc biệt này, hòa thượng Chau Sơn Hy lần lượt giới thiệu tỉ mỉ nhiều hiện vật quý giá khác như giỏ đựng cá khi đi tát đìa (tiếng Khmer gọi là Trun), Sniên (cào cá bằng tay), Kay Đom Bal (khung dệt vải, lụa)…

 Sau chiếc xe bò đặc biệt này, hòa thượng Chau Sơn Hy lần lượt giới thiệu tỉ mỉ nhiều hiện vật quý giá khác như giỏ đựng cá khi đi tát đìa (tiếng Khmer gọi là Trun), Sniên (cào cá bằng tay), Kay Đom Bal (khung dệt vải, lụa)…

Tất cả những nông cụ nông nghiệp trong bảo tàng chùa Sà Lôn đều được chế tác bằng gỗ rất công phu. Cùng với đó là những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ gõ, gỗ trắc… rất tinh xảo thể hiện các loài chim muông, gia súc, gia cầm.

Tất cả những nông cụ nông nghiệp trong bảo tàng chùa Sà Lôn đều được chế tác bằng gỗ rất công phu. Cùng với đó là những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ gõ, gỗ trắc… rất tinh xảo thể hiện các loài chim muông, gia súc, gia cầm.

Xem thêm
Xử lý dứt điểm tàu cá ‘3 không’ trước ngày 20/11/2024

Nâng cao vị thế cho ‘vàng xanh’ của Việt Nam. Xử lý dứt điểm tàu cá ‘3 không’ trước ngày 20/11/2024. Giá đậu tương giảm, người chăn nuôi hưởng lợi. Giá heo hơi tăng ở cả 3 miền.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Công trình kè biển 100 tỷ đồng sắp hoàn thành trước thời hạn

Quảng Bình Các hạng mục công trình dự án kè biển Quảng Phúc (Quảng Bình) đã đạt trên 80% khối lượng. Chủ đầu tư và các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công, chạy đua với thời tiết để bảo đảm công trình hoàn thành trước ngày 31/12/2024.