| Hotline: 0983.970.780

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam quản lý sâu bệnh hại trên cây sắn

Thứ Tư 04/05/2016 , 19:37 (GMT+7)

Ngày 4/5, tại Hà Nội, Văn phòng JICA Việt Nam đã khởi động dự án “Phát triển và phổ biến hệ thống sản xuất sắn bền vững thông qua quản lý sâu bệnh hại”. 

Dự án bao gồm 4 nội dung: phát triển các tác nhân gây bệnh hại sắn và phát triển hệ thống cảnh báo bệnh trong khu vực: sinh thái quần thể và quản lý côn trùng hại sắn; thiết lập hệ thống giống sắn để cung cấp hom sắn sạch bệnh cho nông dân; chuyển giao công nghệ và khuyến nông. 

Theo ông Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp, Giám đốc dự án, dự án sẽ tập trung vào các tác nhân gây bệnh, truyền bệnh, phát hiện các phương pháp chẩn đoán bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật, phát triển hệ thống giống sắn sạch bệnh và phổ biến kiến thức cho người dân. Trong khuôn khổ dự án sẽ hình thành phòng thí nghiệm chọn giống sắn phân tử quốc tế, hệ thống giống sạch bệnh không chỉ phục vụ riêng cho Việt Nam mà cho cả châu Á. 

Tuy nhiên, mặt trái của thâm canh sắn là các loại bệnh phát sinh. Nếu không ngăn chặn được bệnh, năng suất sắn có thể mất đi 60-80%. 

Giáo sư Keiji Takasu, đại học Kyushu - Nhật Bản, cố vấn trưởng dự án, cho biết, Nhật Bản sẽ cung cấp các công nghệ kỹ thuật cao cho phía Việt Nam và cùng Việt Nam phát triển các công nghệ này, bao gồm công nghệ quản lý sâu bệnh hại, các công nghệ sản xuất sắn sạch bệnh…

Trong dự án sẽ phát triển các công nghệ để kiểm soát sâu bệnh hại thông qua sử dụng các loại thiên địch, cùng với đó sử dụng các biện pháp canh tác giảm thiểu các hóa chất, phát triển sắn bền vững của người nông dân. 

Tham gia dự án, ngoài các nhà khoa học trong nước và Nhật Bản, còn có các nhà khoa học đến từ Campuchia, Thái Lan. Dự án sẽ được triển khai từ năm 2016 đến năm 2020 với nguồn vốn ODA trên 635 triệu yên Nhật (tương đương 125 tỷ đồng Việt Nam). Nguồn vốn được cấp từ hai cơ quan của Nhật Bản là Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (JST) và JICA.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.