| Hotline: 0983.970.780

Nhiều chính sách phục hồi và phát triển thị trường lao động

Thứ Tư 22/12/2021 , 08:33 (GMT+7)

Bên cạnh người lao động và người sử dụng lao động, các chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, kết nối cung - cầu sẽ được thực thi.

Người lao động có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với việc làm sau đại dịch.

Người lao động có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với việc làm sau đại dịch.

Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa ra Quyết định số 1405/QĐ-LĐTBXH về việc ban hành Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động. Mục tiêu chính là duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%, tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn dưới 2%.

6 nhiệm vụ chính được Bộ LĐ-TB&XH đề ra. Thứ nhất, Bộ nghiên cứu xây dựng và tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, thu hút người lao động quay trở lại làm việc.

Với nhóm lao động ngoại tỉnh trở lại làm việc, Bộ hứa bảo đảm an sinh xã hội. Cụ thể: (1) Tổ chức đa dạng hình thức tuyên truyền để người lao động biết thông tin chính xác; (2) Hỗ trợ người lao động có thu nhập thấp chi trả sinh hoạt phí tối thiểu về nhu yếu phẩm, thuê nhà trọ, điện nước, y tế; (3) Phối hợp Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để người lao động vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm; (4) Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp hỗ trợ tiền ăn ca, tiền lương, các chế độ bảo hiểm, phúc lợi xã hội.

Với nhóm lao động làm việc trong khu công nghiệp, Bộ cam kết hỗ trợ các chính sách về vận tải công cộng, xét nghiệm miễn phí, tiêm vacxin, và sinh hoạt phí.

Thứ hai, Bộ LĐ-TB&XH hỗ trợ người sử dụng lao động phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Trong đó, Bộ hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng các mô hình sản xuất an toàn, phục hồi sản xuất kinh doanh trong thời gian tới như: đảm bảo các tiêu chí an toàn vệ sinh lao động, thực hiện các quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội.

Thứ ba, Bộ LĐ-TB&XH tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển thị trường lao động.

4 hướng giải pháp chính là: Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cơ bản cho người lao động để kịp thời cung ứng cho doanh nghiệp, hoặc vùng kinh tế trọng điểm; Nâng cao chất lượng nguồn cung lao động; Chuyển đổi số và dạy học trực tiếp trong giáo dục nghề nghiệp; Đầu tư vào các trường chất lượng cao.

Thứ tư, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức kết nối cung – cầu lao động, trên cơ sở nắm chắc diễn biến của cung – cầu lao động, cả về số lượng, ngành nghề, trình độ.

Trong số này, nhiệm vụ kết nối cung – cầu lao động được thực hiện thông qua việc tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm; đa dạng hóa các hình thức, chuyên đề của các phiên; tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tuyến trong vùng hoặc toàn quốc.

Thứ năm, Bộ LĐ-TB&XH phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, lành mạnh và ổn định nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 là cơ sở để hoàn thiện các quy định về lao động, việc làm, tạo hành lang pháp lý cho thị trường phục hồi trong trạng thái bình thường mới.  Bên cạnh đó, Bộ xây dựng dữ liệu về lao động, việc làm và chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm xã hội, đăng ký doanh nghiệp để quản lý, nhằm thực hiện chính xác, kịp thời các chính sách. 

Thứ sáu, Bộ LĐ-TB&XHH xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ lao động, hòa giải viên, trọng tài viên để giải quyết kịp thời tranh chấp lao động và đình công. Ngoài ra, quan hệ lao động trong doanh nghiệp cũng được chủ động nắm bắt.

Về phía địa phương, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị thực hiện gấp 7 việc. Một, xây dựng phương án với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tạo việc làm. Hai, nằm chắc nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh; và nhu cầu tìm việc của người lao động. Ba, nghiên cứu chính sách giúp doanh nghiệp, người sử dụng lao động giữ chân người lao động để yên tâm làm việc. Bốn, giới thiệu, tạo việc làm ổn định cho người lao động trở về từ TP. HCM và các tỉnh phía Nam. Năm, đa dạng hóa hình thức tổ chức các phiên giao dịch việc làm để kết nối cung – cầu lao động. Sáu, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phục hồi sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm. Bảy, định kỳ trước ngày 15 tháng đầu tiên của Quý gửi báo cáo kết quả thực hiện.

Xem thêm
Đặt, duy trì hoạt động của cân đối chứng tại các chợ, trung tâm thương mại

Đây là một trong những trách nhiệm của tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại theo Nghị định số 55/2024/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành.

Sinh viên IT ưu tú thành CEO chuỗi 50 nhà hàng doanh thu 30 triệu USD

'Từ nhỏ tôi đã thích các món ăn và ẩm thực Việt Nam', Giám đốc điều hành (CEO) Công ty ATD Jeong Han Seok chia sẻ.

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ khởi sắc

KHÁNH HÒA Tháo gỡ khó khăn về mặt thể chế sẽ là điều kiện thuận lợi để triển khai phát triển bất động sản, trong đó có bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.