| Hotline: 0983.970.780

Bình Dương ưu tiên nguồn lao động chất lượng cao

Thứ Năm 08/08/2024 , 13:37 (GMT+7)

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương cho rằng nhu cầu sử dụng lao động tăng nhưng lao động thất nghiệp vẫn còn nhiều, chủ yếu là lao động nhập cư, tay nghề thấp…

Sáng 8/8, Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH đã có buổi làm việc với lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương tại văn phòng sở nhằm thảo luận về thị trường việc làm tại địa phương. Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm và ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương chủ trì cuộc họp.

Sáng 8/8, Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH có buổi làm việc với lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương tại văn phòng sở. Ảnh: Trần Phi.

Sáng 8/8, Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH có buổi làm việc với lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương tại văn phòng sở. Ảnh: Trần Phi.

Nhu cầu sử dụng lao động tăng

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương, tỉnh hiện có 29 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp, thu hút khoảng 1,3 triệu lao động, trong đó 53% là lao động nhập cư, chủ yếu là lao động trẻ. Trong nửa đầu năm 2024, nhu cầu sử dụng lao động tăng do kinh tế phục hồi, với 3.210 doanh nghiệp cần tuyển 40.854 lao động. Các cơ quan chức năng đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 54.000 người và tạo thêm 17.500 việc làm, đạt 47,4% kế hoạch năm.

Bảo hiểm xã hội tỉnh đã giải quyết hơn 600.000 hồ sơ, trong đó có 36.420 hồ sơ cấp bảo hiểm xã hội một lần và 35.406 hồ sơ trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền 1.033 tỷ đồng. Dự báo, nhu cầu tuyển dụng trong năm 2024 sẽ từ 60.000 đến 70.000 lao động, với khoảng 20.000 đến 25.000 lao động cần trong thời gian còn lại của năm.

Trung tâm dịch vụ - việc làm tỉnh Bình Dương đã chuyển sang mô hình giao dịch online và xây dựng ứng dụng kết nối cung cầu lao động, phối hợp với các đơn vị ngoài nhà nước để nâng cao hiệu quả tư vấn việc làm.

Bình quân mỗi năm, hệ thống dịch vụ việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 100.000 người lao động; đồng thời tổ chức đào tạo sơ cấp nghề, kỹ năng nghề cho hàng ngàn lao động. Ảnh: Trần Phi.

Bình quân mỗi năm, hệ thống dịch vụ việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 100.000 người lao động; đồng thời tổ chức đào tạo sơ cấp nghề, kỹ năng nghề cho hàng ngàn lao động. Ảnh: Trần Phi.

“Bình quân mỗi năm, hệ thống dịch vụ việc làm đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 100.000 người lao động; đồng thời tổ chức đào tạo sơ cấp nghề, kỹ năng nghề cho hàng ngàn lao động. Bên cạnh đó, hệ thống cũng giúp tìm kiếm hơn 35.000 lao động cho người sử dụng lao động mỗi năm, góp phần vào sự ổn định, phát triển của thị trường lao động tại tỉnh Bình Dương”,  đại diện Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương chia sẻ.

Chú trọng lao động chất lượng cao

Ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương cho biết, nguyên nhân thiếu hụt lao động là do tỉnh đã chú trọng phát triển hạ tầng khu công nghiệp và giao thông, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hàng triệu lao động từ các tỉnh khác. Sau dịch Covid-19, nhiều công ty đã tái cơ cấu sản xuất và tự động hóa, dẫn đến thừa lao động phổ thông, trong khi một số ngành như may mặc lại có nhu cầu tăng cao.

Đơn cử, Công ty TNHH Sài Gòn Stec tại Vsip II, chuyên sản xuất linh kiện điện tử, cho biết hiện có khoảng 700 lao động phổ thông thừa so với kế hoạch. Trong tương lai, công ty sẽ chuyển sang mô hình sản xuất tự động hóa, tăng cường tuyển dụng kỹ sư có trình độ cao, giảm dần sự phụ thuộc vào lao động thủ công.

“Hiện Công ty tập trung thúc đẩy việc tuyển dụng các vị trí kỹ sư người Việt để tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý từ các chuyên gia của công ty mẹ, để dần thay thế người nước ngoài, nhằm chủ động hơn về nguồn lực tại chỗ, mong Nhà nước có thêm các giải pháp đào tạo các nguồn nhân lực chất lượng cao giải quyết nhu cầu cho các doanh nghiệp ngành hàng này”, đại điện phía Công ty chia sẻ.

Các ngành đào tạo sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu khiến Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và đô thị thông minh vào năm 2045. Ảnh: Trần Phi.

Các ngành đào tạo sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu khiến Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và đô thị thông minh vào năm 2045. Ảnh: Trần Phi.

Bình Dương đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và đô thị thông minh vào năm 2045. Để đạt được điều này, tỉnh cần một lực lượng lao động chất lượng cao, có khả năng thích ứng với công nghệ mới. Các ngành đào tạo sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này.

Cục trưởng Vũ Trọng Bình ghi nhận những cải tiến của ngành lao động việc làm tỉnh Bình Dương, đặc biệt là vai trò của trung tâm việc làm trong việc kết nối cung cầu lao động. Ông yêu cầu tỉnh khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình dịch chuyển và nhu cầu lao động theo từng ngành, nhằm đưa ra dự báo tuyển dụng chính xác và lập kế hoạch đào tạo nghề phù hợp.

Cục trưởng Vũ Trọng Bình phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Trần Phi.

Cục trưởng Vũ Trọng Bình phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Trần Phi.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm, cũng như phối hợp chặt chẽ với các tỉnh thành khác để nắm bắt tình hình dịch chuyển lao động, tránh tình trạng thừa, thiếu lao động và lãng phí nguồn lực chất lượng cao.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

Thương hiệu phải cam kết mạnh mẽ với người tiêu dùng

Thương hiệu được xây dựng trên nền tảng chất lượng sẽ rất vững chãi, nhưng sẽ thiếu đi tính lan tỏa nếu thiếu sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng.

Bãi bỏ 5 thông tư về cấp sổ đỏ từ ngày 1/1/2025

Thông tư 20/2024/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.