Dưới đây là một trong số những câu chuyện ngạc nhiên thú vị xung quanh quả trứng có thể bạn chưa biết.
Một quả trứng, hai chức năng
Cấu trúc nano của vỏ trứng gà chính là một kiệt tác tiến hóa. Mặc dù vỏ quả trứng khá cứng sau khi con gà mái đẻ ra, nhưng nó sẽ mỏng dần đi vào cuối quá trình ấp nở để tạo điều kiện cho gà con chui ra ngoài. Đây cũng chính là một quá trình phát triển không thể thiếu giúp hình thành nên bộ xương của gà con, do lớp canxi bên trong vỏ trứng bị phá vỡ và được tái sử dụng để hệ xương phát triển.
Đà điểu mẹ xứng đáng nhận huy chương vàng
Đà điểu là loài chim lớn nhất và nhanh nhất. Tuy nhiên có một đặc biệt về loài này là con cái chỉ giao phối với một con đực, cho dù con đực thì thụ tinh với nhiều con cái. Sau khi con cái đầu đàn đẻ trứng của mình vào ổ chung, đến lượt những con khác (khoảng bốn con cái thứ cấp) đẻ với tối đa 15 trứng mỗi con vào ổ này. Những quả trứng yếu ớt sau đó sẽ bị con cái đầu đàn tự loại bỏ, và chúng sẽ thay nhau ấp trứng cùng với con đực.
Sức nặng của tình mẫu tử
Kiwi không chỉ đặc biệt ở chỗ là loài chim không biết bay mà còn là biểu tượng của đất nước New Zealand. Loài này còn đáng được ngưỡng mộ vì đẻ ra quả trứng lớn nhất so với bất kỳ loài nào trên thế giới – tính theo kích thước cơ thể. Mỗi quả trứng kiwi nặng tới nửa ký, chiếm gần trọn cơ thể gây cản trở sự di chuyển và thậm chí là sự hô hấp của chim mẹ. Tuy nhiên bù lại, con kiwi non sơ sinh lại có khả năng độc lập nhanh chóng.
Những ‘hoàng đế đường trường’
Những cặp bố mẹ khác không thể nào sánh được với hành trình di cư gian khổ hàng năm của những chú chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực. Ước tính những con chim này thường đi từ 50-120 km để đến được “đại bản doanh” của chúng. Con cái chỉ có thể đẻ một quả trứng mỗi năm, điều này khiến cho việc ấp trứng trở thành một sự kiện thực sự quan trọng. Bộ phim tài liệu từng đoạt giải Oscar về loài chim này mang tên "March of the Penguins", khi xem xong khiến chúng ta cảm thấy như thể chúng ta đang đi trong đôi giày của những chú chim cánh cụt hoàng đế.
Quả trứng hóa thạch của loài chim khủng
Được coi là loài chim lớn nhất từng tồn tại, với chiều cao 3 mét và nặng nửa tấn - chim voi đã tuyệt chủng từ cách đây 4 thế kỷ. Tuy nhiên, một trong những quả trứng ấn tượng của nó đã được tìm thấy vào năm 2015, và kích thước của nó đã không hổ danh khi to gấp 200 lần quả trứng gà.
Bò sát cũng đẻ trứng
Trứng gia cầm vốn đã quá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng ít ai nhận ra rằng nhiều loài động vật khác nở ra từ trứng - hoặc là "loài đẻ trứng". Các loài bò sát như rắn cũng nằm trong số đó. Mặc dù phần lớn rắn bỏ mặc trứng sau khi đẻ ra, nhưng trăn cái lại không làm như vậy cho đến khi trứng nở thành con, giống như trong bức ảnh trên.
Sự rắc rối của loài rùa
Mặc dù rùa biển gần đây gặp khó khăn trong việc đẻ trứng do một số yếu tố như biến đổi khí hậu, buôn bán trái phép hoặc mật độ du lịch…Loài này thường bơi một quãng đường dài để đến bãi đẻ trứng trên cát. Nhưng nếu chúng bị con người làm phiền - ví dụ như ánh sáng quá gắt hoặc âm thanh ồn – khiến chúng có thể quay trở lại đại dương mà không cần đẻ bất kỳ quả trứng nào nữa.
Những sự tò mò từ Mẹ Trái đất
Thoạt nhìn, hình ảnh con cóc đỡ đầu này có thể ghê rợn nhưng cho đến khi chúng ta hiểu rằng những thứ mà nó đang mang trên lưng chỉ là những quả trứng chứ không phải một căn bệnh lạ nào đó. Con vật này là một ngoại lệ đối với loài cóc và ếch: Nó giao phối trên cạn và con đực sẽ gánh chịu trách nhiệm mang trứng đi khắp nơi trong vòng 30 ngày trước khi tách khỏi chùm trứng.
Cuộc giao phối bạo lực
Rồng Komodo ít có trong thời kỳ khủng long - nhưng ngày nay, loài thằn lằn lớn nhất gần như được coi là quái vật. Cuộc giao phối của nó được ví như phản đề của một buổi âu yếm nhẹ nhàng khi những con đực lao vào cuộc chiến bạo lực để tranh nhau nhảy lên một con cái đang kháng cự để cố gắng chịu đựng mà không bị thương. Nhưng kết quả cuối cùng vẫn cho ra đời những con rồng non.