| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 15/05/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 15/05/2018

Những hiệp sĩ có tinh thần nghĩa khí

Đêm 13/5, phát hiện 4 tên trộm đang bẻ khoá chiếc xe SH trên đường Cách Mạng Tháng 8, quận 3, TPHCM thì ngay lập tức nhóm hiệp sĩ đường phố đã bủa vây trấn áp tội phạm.

Ông Trần Văn Hoàng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhân dân 115

Kết quả, một hiệp sĩ bị đâm tử vong tại chỗ, một hiệp sĩ trút hơi thở cuối cùng trước khi đến bệnh viện, và một hiệp sĩ dù được cấp cứu cũng không qua khỏi nguy kịch vào sáng hôm sau. Ba mạng người đã bị tước đoạt thật dã man, gây bức xúc cho cộng đồng. Hiện trường vụ cướp manh động ấy, chỉ cách trụ sở công an phường 10 , quận 3 chưa đầy 50 m. Nỗi đau này là một câu chuyện, mà cả xã hội cần phải nhìn nhận nghiêm túc hơn và bao quát hơn.

Vài năm gần đây, tại TPHCM và các tỉnh phía Nam hình thành một khái niệm khá thú vị là “hiệp sĩ đường phố”. Họ là ai? Họ là những công dân bình thường, nhưng có chút nghĩa khí như Lục Vân Tiên thế kỷ 21 “nhớ câu kiến ngãi bất vi, làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Đã có không ít vụ trộm cắp, vụ trấn lột hoặc vụ bắt cóc được các hiệp sĩ đường phố giải quyết nhanh gọn, làm nức lòng nức dạ mọi người.

Tuy nhiên, không ai quy định nhiệm vụ của các hiệp sĩ đường phố là duy trì trật tự an ninh, và họ cũng không hề được trang bị bất cứ thứ gì để có thể thoả sức khống chế cái xấu và cái ác. Hiệp sĩ đường phố, nói cho cùng, chỉ là biểu tượng của sự bền bỉ của cái thiện trong cuộc sống. Họ không thể tự nguyện làm thay cho công an, và công an cũng không thể mong đợi họ tung hoành như một lực lượng đặc biệt!

Trước thảm án ba hiệp sĩ đường phố tại TPHCM, đã có không ít hiệp sĩ đường phố bị tổn hại khi tham gia trấn áp tội phạm nguy hiểm. Đành rằng, ở đâu và thời nào cũng cần những người biết tranh đấu loại trừ những phần tử lưu manh. Hành động ấy đáng trân trọng. Tinh thần ấy đáng khen ngợi. Thế nhưng, công an các cấp đều được huấn luyện kỹ lưỡng và được giao sứ mệnh cụ thể. Hiệp sĩ đường phố hãy là tai mắt nhạy bén của công an, chứ không thể tự biến thành cảnh sát hình sự chuyên nghiệp.

Hiệp sĩ đường phố không võ nghệ, không vũ khí và cũng không hiểu biết pháp luật, nên không thể ứng biến hợp lý trong những tình huống khó lường. Thậm chí, công an thành phố Biên Hoà từng xử lý một nhóm hiệp sĩ đường phố mang công cụ hỗ trợ không có giấy phép sử dụng, mà vẫn cực kỳ hồn nhiên rong ruổi… hành hiệp trượng nghĩa!

Có thể trưng dụng hiệp sĩ đường phố như tuần tra dân phòng không? Đó là một câu hỏi phải trả lời rành mạch và cụ thể. Nếu thực sự muốn tồn tại và phát triển phong trào hiệp sĩ đường phố, thì các cơ quan chức năng phải tập hợp họ lại và đào tạo họ thật bài bản. Bất cứ điều gì tự phát quá mức sẽ dẫn đến tự tung tự tác và tiềm ẩn nhiều tai ương. Mạng người quý báu lắm, không thể cổ vũ hiệp sĩ đường phố bằng cách vỗ tay cho sự liều lĩnh!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm