| Hotline: 0983.970.780

Niềm vui chuyến biển cuối năm, nhiều tàu cá lãi hàng trăm triệu đồng

Thứ Sáu 28/12/2018 , 06:10 (GMT+7)

Dù chuyến biển cuối năm 2018 sản lượng đánh bắt không cao nhưng giá cá tăng, sau khi trừ chi phí, các tàu đánh bắt xa bờ ở Khánh Hòa vẫn có lãi.

Chúng tôi có mặt tại cảng cá Hòn Rớ, xã Phước Đồng, TP Nha Trang những ngày này ghi nhận không khí nhộn nhịp khi các tàu đánh bắt xa bờ đang hối hả cập bến.

10-49-04_4
Tàu trúng mẻ cá ngừ

Anh Trần Văn Ba, nhân viên điều độ tàu thuộc BQL Cảng cá Hòn Rớ, cho biết 3 ngày gần đây số lượng tàu thuyền cập cảng tương đối khá, BQL cảng nỗ lực tạo điều kiện cho các tàu bán cá thuận lợi. Đối với nghề câu cá ngừ đại dương trung bình mỗi tàu đánh bắt được từ 20-30 con tương đương hơn 1 tấn (chuyến trước trung bình 10 con/tàu). Trong đó, một số tàu đánh bắt cá biệt với sản lượng đạt hơn 2 tấn. Còn nghề lưới vây sản lượng cũng nhích hơn, trung bình đạt 17-20 tấn/tàu…

“Do sản lượng khan hiếm, cộng với nhu cầu tiêu thụ hải sản dịp gần tết đang tăng cao nên các mặt hàng hải sản được các vựa thu mua với giá ổn định và nhích hơn tháng trước. Cụ thể, giá cá ngừ đại dương hiện dao động từ 125-140 ngàn đ/kg (tùy loại) và cá ngừ sọc dưa từ 20-30 ngàn/kg (bán xô). Nhờ vậy, chuyến biển này tuy sản lượng không cao nhưng ngư dân vẫn có lãi”, ông Ba chia sẻ.

Ghi nhận của PV, các tàu đánh bắt xa bờ đang nối đuôi nhau vào bờ. Đáng chú ý, tàu của anh Võ Phi Pháp ở phường Vĩnh Phước (TP Nha Trang) đánh bắt cá ngừ đại dương đạt sản lượng 2,7 tấn. Anh Pháp cho biết, nhờ “trúng” được luồng cá dày nên tàu đánh bắt được 66 con, doanh thu gần 400 triệu. Sau khi trừ chi phí, còn lãi hàng trăm triệu đồng. 7 thuyền viên mỗi người được chia từ 17-18 triệu.

Tương tự, tàu KH 96778 TS hành nghề lưới rê của ngư dân Nguyễn Tấn Lầu cũng ở phường Vĩnh Phước cũng có lãi khá. Theo ông Lầu, chuyến biển cuối năm tàu đánh bắt được 14 tấn cá các loại sau hơn 20 ngày bám biển. Với giá cá trung bình dao động từ 20-30 ngàn đ/kg, doanh thu 350 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, còn lãi 200 triệu, rất phấn khởi.

Theo các ngư dân, mặc dù ảnh hưởng thời tiết, nhất là mưa bão dồn dập vào tháng 11, nguồn lợi và ngư trường ngày càng thu hẹp do tranh chấp với các nước trong khu vực, đã ít nhiều ảnh hưởng đến sản lượng đánh bắt, nhưng hầu hết các tàu đều có lãi.

Ngư dân Nguyễn Tấn Lầu bộc bạch: Ngư trường và nguồn lợi thủy sản bây giờ ngày càng thu hẹp và suy giảm mạnh nên sản lượng đánh bắt  cũng giảm theo. Như tàu của tôi năm nay sản lượng đánh bắt chỉ bằng 80% so với năm ngoái. Tuy nhiên tất cả 9 chuyến biển trong năm có giá ổn định, sau khi trừ chi phí vẫn kiếm được từ 100-150 triệu/chuyến.

Ngư dân Nguyễn Phi Pháp cho biết, trong năm tàu anh vươn khơi bám biển có chuyến lời, chuyến lỗ. Tuy nhiên bù qua sớt lại, tàu vẫn hoạt động hiệu quả, có lãi. Nhờ vậy các thuyền viên ổn định cuộc sống, yên tâm bám biển.

Ông Võ Khắc Én, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho hay, hiệu quả nhất là nghề mành chụp, trung bình lãi từ 300-400 triệu tàu/năm, tiếp đến là nghề lưới cảng, lưới vây khoảng 200 triệu đồng/tàu/năm và nghề câu cá ngừ khoảng 150 triệu đồng/năm.

10-49-04_5
Ảnh: K.S

Theo Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, toàn tỉnh có 9.813 tàu cá, trong đó 1.300 tàu đánh bắt xa bờ. Tính đến cuối tháng 11/2018, tổng sản lượng đánh bắt đạt 88.821 tấn cá, trong đó cá ngư đại dương đạt 3.043 tấn và cá ngừ khác đạt 7.257 tấn, tương đương với năm ngoái.

Bên cạnh các tàu vào bờ cập cảng, chúng tôi cũng ghi nhận nhiều tàu đánh bắt xa bờ đồng loạt mở biển ra ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Các ngư dân sẽ đánh bắt xuyên Tết Dương lịch và dự kiến tàu sẽ trở về cập cảng vào giữa tháng 1/2019.

 

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng thêm 2.000ha chuối trong năm 2024

TP.HCM Bầu Đức cho biết, năm 2024 không thoái vốn, cố gắng xóa nợ và rất thận trọng trong đầu tư, tiếp tục kiên trì với 'hai cây, một con' gồm chuối, sầu riêng và heo.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm