| Hotline: 0983.970.780

Núi, đồi, ruộng làm nên nông thôn mới

Thứ Ba 28/03/2017 , 14:05 (GMT+7)

Là huyện dẫn đầu trong chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, Lâm Thao biến sự hạn chế, bất lợi về địa hình núi, đồi xen kẽ đồng ruộng, tiếp giáp với các huyện miền núi của tỉnh… thành lợi thế...

Là huyện dẫn đầu trong chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), Lâm Thao biến sự hạn chế, bất lợi về địa hình núi, đồi xen kẽ đồng ruộng, tiếp giáp với các huyện miền núi của tỉnh… thành lợi thế để phát triển nông nghiệp, đưa phong trào xây dựng NTM cán đích sớm nhất trong tỉnh.

Xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở Lâm Thao góp phần tăng thu nhập cho người dân

Lâm Thao được coi là huyện đồng bằng, nằm phía đông của tỉnh Phú Thọ, nhưng lại có cả núi, đồi, có sông lớn (sông Hồng) chảy qua. Huyện có 14 đơn vị hành chính, gồm 12 xã và 2 thị trấn, trong đó có 3 xã, thị trấn là miền núi và 11 xã, thị trấn là đồng bằng. Dân số trên 10 vạn người, trong đó dân số sinh sống ở nông thôn chiếm 82,8%.

Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông chính, như QL 32, QL 32A, QL 2, có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua, có 12km đường sắt qua các xã Tiên Kiên, Xuân Lũng. Ngoài ra còn nhiều tuyến tỉnh lộ đi qua. Các tuyến đường sông cũng rất phát triển, nhộn nhịp suốt ngày đêm.

Với địa thế như trên, Lâm Thao được coi là cửa ngõ giữa miền núi và đồng bằng và là cửa ngõ quan trọng giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc. Cũng với địa thế ấy, Lâm Thao có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa, KHCN giữa các địa phương trong và ngoài huyện, vận chuyển và trung chuyển hàng hóa thuận tiện. Đặc biệt Lâm Thao đóng vai trò quan trọng trong việc phân bố các khu công nghiệp và hấp dẫn các dự án đầu tư…

Trong chương trình MTQG xây dựng NTM, Lâm Thao đã triệt để phát huy thế mạnh, là huyện trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh, có đồng ruộng bằng phẳng, đất đai màu mỡ, địa hình khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt cho cây lúa, rau màu và một số đặc sản…

Huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tổ chức rà soát, bố trí phân vùng sản xuất, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, đưa giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao vào sản xuất, tạo đà thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.

Trong những năm qua, huyện tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia công tác xã hội, phát động phong trào hiến đất góp công, góp của, góp sức làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các thiết chế văn hóa, tạo được nền tảng cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Trong chương trình MTQG xây dựng NTM, Lâm Thao có 12 xã thực hiện chương trình. Năm 2014, huyện có 6/12 xã đạt chuẩn NTM, bao gồm các xã Tứ Xã, Cao Xá, Sơn Dương, Thạch Sơn, Xuân Huy, Hợp Hải.

Đến tháng 6/2015, có thêm 4 xã đạt chuẩn NTM, bao gồm các xã Vĩnh Lại, Kinh Kệ, Sơn Vi, Tiên Kiên. Số xã chưa đạt chuẩn NTM là 2 xã Xuân Lũng, Bản Nguyên, trong đó Bản Nguyên đạt 17/19 tiêu chí, còn 2 tiêu chí chưa đạt. Xã Xuân Lũng đạt 16/19 tiêu chí, còn 3 tiêu chí chưa đạt. Mục tiêu của tỉnh phấn đấu trong năm 2017, duy trì huyện Lâm Thao giữ vững đạt chuẩn NTM.

Trong thực hiện các tiêu chí NTM, huyện Lâm Thao đã đạt thành tích nổi bật. 16 tiêu chí có 100% xã đạt chuẩn. Chỉ có 2/12 xã chưa đạt tiêu chí về giao thông, thủy lợi, 1/12 xã chưa đạt tiêu chí về môi trường. Điều nổi trội ở Lâm Thao trong phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng NTM” là thực hiện tốt công tác dân chủ ở cơ sở, theo phương châm “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” đem lại lợi ích trực tiếp cho chính người dân, từ đó nhân dân hăng hái tham gia xây dựng NTM.

 

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.