| Hotline: 0983.970.780

Nước lũ dâng cao, Quảng Nam sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm

Thứ Bảy 10/10/2020 , 18:21 (GMT+7)

Mưa lớn và thủy điện xả lũ khiến cho mực nước các sông ở Quảng Nam lên nhanh, nhiều vùng ngập sâu. Tỉnh này đã yêu cầu sơ tán người dân ở vùng nguy hiểm.

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Quảng Nam, do ảnh hưởng của Áp thấp nhiệt đới, trong 24 giờ qua, các địa phương trong tỉnh đã mưa to đến mưa rất to.

Dự báo trong 24 đến 48 giờ tới các địa phương trong tỉnh tiếp tục có mưa vừa, mưa to, đến mưa rất to.

Nhiều tuyến đường ở huyện Đại Lộc (Quảng Nam) bị ngập cục bộ do mưa lớn. Ảnh: L.K.

Nhiều tuyến đường ở huyện Đại Lộc (Quảng Nam) bị ngập cục bộ do mưa lớn. Ảnh: L.K.

Hiện nay, mực nước trên các sông đang lên. Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa là 9.29m, trên báo động III: 0.29m. Trên sông Thu Bồn tại Giao Thủy là 7.18m, dưới báo động II: 0.32m, tại Câu Lâu là 3.19m, trên báo động II: 0.19m, tại Hội An là 1.68m, trên báo động II: 0.18m. Trên sông Tam Kỳ tại Tam Kỳ là 1.75m, trên báo động I: 0.05m.

Dự báo, trong 6 đến 12 giờ tới, lũ trên sông Vu Gia, Thu Bồn và Tam Kỳ tiếp tục lên. Mực nước lũ trên các sông có khả năng đạt 9.70m, trên báo động III là 0.70m. ở sông Vu Gia tại Ái Nghĩa; 7.60m, trên báo động II là 0.10m tại Giao Thủy (sông Thu Bồn); 3.50m, trên báo động II là 0.50m tại Câu Lâu (sông Thu Bồn); 2.00m, ở mức báo động III tại Hội An (sông Thu Bồn) và 2.00m, dưới báo động II là 0.20m trên sông Tam Kỳ tại Tam Kỳ.

Nhiều ngôi nhà ven đường vị nước tràn vào. Ảnh: L.K.

Nhiều ngôi nhà ven đường vị nước tràn vào. Ảnh: L.K.

Hiện nay, mực nước ở hầu hết các hồ thủy điện trên thượng nguồn sông Vu Gia đều ở mức trên mực nước đón lũ.

Hiện tại, cả 3 thủy điện A Vương, Đak Mi 4, Sông Bung 4 đều phải xả nước điều tiết lũ xuống hạ du.

Tính đến 14h ngày 10/10, thủy điện A Vương xả qua tràn xuống hạ du 425 m3/giây; thủy điện Sông Bung 4 xả qua tràn lên đến 1.231 m3/giây; thủy điện Đak Mi 4 xả qua tràn 25 m3/giây, chạy máy 105 m3/giây (số liệu lúc 13 giờ). Lượng nước 3 thủy điện xả về sông Vu Gia hơn 1.890 m3/giây.

Mưa lớn kết hợp với việc các thủy điện ở phía thượng nguồn xả lũ điều tiết nước, nhiều khu vực phía hạ du ở Quảng Nam đang bị ngập nặng.

Nhiều khu vực ở các huyện như Phú Ninh, Thăng Bình, Duy Xuyên, Đại Lộc, thị xã Điện Bàn, TP Hội An, Tam Kỳ ngập cục bộ, các phương tiện không thể lưu thông.

Người dân nhanh chóng dọn đồ đạc đến nơi cao hơn để đảm bảo an toàn. Ảnh: L.K.

Người dân nhanh chóng dọn đồ đạc đến nơi cao hơn để đảm bảo an toàn. Ảnh: L.K.

Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký công điện khẩn yêu cầu các địa phương, cơ quan, đơn vị khẩn trương tiếp tục triển khai quyết liệt việc tăng cường công tác chỉ đạo ứng phó mưa lũ trên địa bàn; tổ chức theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ, diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động ứng phó kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Theo đó, yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tổ chức công tác truyền thông, thông tin kịp thời đến nhân dân biết về tình hình mưa lũ, thông tin vận hành các hồ chứa thủy điện để chủ động các biện pháp phòng tránh.

Các phương tiện giao thông đường bộ gặp khó khăn trong việc di chuyển. Ảnh: L.K.

Các phương tiện giao thông đường bộ gặp khó khăn trong việc di chuyển. Ảnh: L.K.

Tập trung tổ chức kiểm tra, rà soát và thực hiện sơ tán nhân dân vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn và rà soát, chủ động huy động lực lượng tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân tại các khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy cơ ngập sâu, chia cắt, nhất là tại các vùng trũng thấp, ven sông, ven suối.

Những hộ không đảm bảo an toàn phải kiên quyết vận động di dời, trường hợp cần thiết phải tổ chức cưỡng chế di dời để đảm an toàn tính mạng cho người dân; có phương án đảm bảo lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết; khẩn trương tổ chức thực hiện di dời, sơ tán dân vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ ngập sâu, sạt lở đất triệt để đến nơi an toàn trước 17 giờ ngày 10/10.

Yêu cầu lực lượng Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải triển khai lực lượng tại các vị trí ngập sâu trên tuyến Quốc lộ 1A và các tuyến giao thông huyết mạch để hướng dẫn, phân luồng, phân tuyến các phương tiện giao thông cơ giới đi lại an toàn; nghiêm cấm các phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt các phương tiện chở người qua lại khi có lũ.

Mưa lớn vẫn còn tiếp diễn, một số nơi người dân chỉ có thể đi lại bằng ghe thuyền. Ảnh: L.K.

Mưa lớn vẫn còn tiếp diễn, một số nơi người dân chỉ có thể đi lại bằng ghe thuyền. Ảnh: L.K.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tại và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cần làm việc với các chủ hồ thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn để xem xét, quyết định hạ mực nước hiện nay về bằng hoặc thấp hơn mực nước đón lũ để đảm bảo an toàn cho đợt mưa lũ sắp đến.

Các đơn vị quản lý hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện thực hiện trực ban 24/24 giờ; kiểm tra, quan trắc đập, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố; theo dõi chặt chẽ diễn biến lượng mưa, mực nước các hồ chứa nước, thường xuyên báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên; thực hiện tốt việc thông báo, điều tiết xả lũ linh hoạt và theo đúng Quy trình vận hành được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh

YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.