| Hotline: 0983.970.780

Nước lũ tràn về, người dân lội nước gặt lúa non

Thứ Ba 27/09/2022 , 21:14 (GMT+7)

Nước lũ tràn về gây gập tại xã Ea Kly, huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) khiến hàng trăm ha lúa gần đến thời điểm thu hoạch bị ngập, người dân phải gặt lúa non.

Chiều 27/9, người dân tại hai thôn 9 và 10 của xã Ea Kly, huyện Krông Pắc đang bất bật thu hoạch hàng trăm ha lúa bị nhấn chìm trong nước. Những cánh đồng chín hơn 60% chuẩn bị đến thời điểm thu hoạch nhưng bị ngập nước khiến người dân phải gặt lúa non.

Chiều 27/9, người dân tại hai thôn 9 và 10 của xã Ea Kly, huyện Krông Pắc đang bất bật thu hoạch hàng trăm ha lúa bị nhấn chìm trong nước. Những cánh đồng chín hơn 60% chuẩn bị đến thời điểm thu hoạch nhưng bị ngập nước khiến người dân phải gặt lúa non.

Nước ngập gần đến lưng, người dân phải dầm mình để cắt phần bông nhô lên cao. Do việc gặt thủ công nên diện tích thu hoạch không nhiều.

Nước ngập gần đến lưng, người dân phải dầm mình để cắt phần bông nhô lên cao. Do việc gặt thủ công nên diện tích thu hoạch không nhiều.

Người dân với phương châm 'xanh nhà hơn già đồng' nên đã nhờ hàng xóm tất bật thu hoạch lúa, mong vớt vác được sau mùa vụ liên tiếp bị thiên tai.

Người dân với phương châm "xanh nhà hơn già đồng" nên đã nhờ hàng xóm tất bật thu hoạch lúa, mong vớt vác được sau mùa vụ liên tiếp bị thiên tai.

Theo người dân, vụ hè thu năm nay từ khi gieo sạ đến lúc thu hoạch đã trãi qua 5 lần bị nước ngập phải bỏ giống. Nay gần đến thời điểm thu hoạch nước lũ tràn về khiến người dân trở tay không kịp.

Theo người dân, vụ hè thu năm nay từ khi gieo sạ đến lúc thu hoạch đã trãi qua 5 lần bị nước ngập phải bỏ giống. Nay gần đến thời điểm thu hoạch nước lũ tràn về khiến người dân trở tay không kịp.

Gia đình bà Nguyễn Thị Mừng (70 tuổi, ngụ thôn 9, xã Ea Kly) có hơn 1ha lúa còn khoảng một tuần nữa thu hoạch nhưng nước lũ tràn về ngập chỉ còn phần bông. Để tránh thiệt hại, bà Mừng nhờ người quen phụ giúp gặt lúa non. Tuy nhiên, nhà nào cũng bị ngập nên việc tìm người rất khó.

Gia đình bà Nguyễn Thị Mừng (70 tuổi, ngụ thôn 9, xã Ea Kly) có hơn 1ha lúa còn khoảng một tuần nữa thu hoạch nhưng nước lũ tràn về ngập chỉ còn phần bông. Để tránh thiệt hại, bà Mừng nhờ người quen phụ giúp gặt lúa non. Tuy nhiên, nhà nào cũng bị ngập nên việc tìm người rất khó.

'Nếu hôm nay gia đình không gặt lúa non chạy lũ, không ngày mai hồ thủy lợi Krông Búk Hạ xả lũ nước dâng cao sẽ mất trắng. Qua các phương tiện truyền thông tôi nghe bão nhưng không ngờ mưa nhiều, nước tràn về gây ngập như vậy', bà Mừng nói.

"Nếu hôm nay gia đình không gặt lúa non chạy lũ, không ngày mai hồ thủy lợi Krông Búk Hạ xả lũ nước dâng cao sẽ mất trắng. Qua các phương tiện truyền thông tôi nghe bão nhưng không ngờ mưa nhiều, nước tràn về gây ngập như vậy", bà Mừng nói.

Do diện tích ngập lớn, những gia đình có lúa bị ảnh hưởng phải huy động bà con gặt phụ. Nhiều trường hợp thuê nhân công với giá 300.000 đồng/ngày để gặt nhưng không có.

Do diện tích ngập lớn, những gia đình có lúa bị ảnh hưởng phải huy động bà con gặt phụ. Nhiều trường hợp thuê nhân công với giá 300.000 đồng/ngày để gặt nhưng không có.

Những bông lúa chỉ chín hơn 60% được người dân thu hoạch đưa về nhà thuê máy tuốt. 'Xanh cũng phải gặt về nhà chứ để ngoài đồng đến ngày mai coi như mất trắng. Năm nay thời tiết không thuận lợi, gia đình đã bỏ 4 lần giống vì ngập', anh Nguyễn Văn Tuấn (ngụ xã Ea Kly) nói.

Những bông lúa chỉ chín hơn 60% được người dân thu hoạch đưa về nhà thuê máy tuốt. "Xanh cũng phải gặt về nhà chứ để ngoài đồng đến ngày mai coi như mất trắng. Năm nay thời tiết không thuận lợi, gia đình đã bỏ 4 lần giống vì ngập", anh Nguyễn Văn Tuấn (ngụ xã Ea Kly) nói.

Do lúa chưa chín đều nên dễ rơi rụng. Người dân cho biết về phải sàng lọc kỹ, chọn những hạt lúa chín mới có thể phơi cho gia đình sử dụng.

Do lúa chưa chín đều nên dễ rơi rụng. Người dân cho biết về phải sàng lọc kỹ, chọn những hạt lúa chín mới có thể phơi cho gia đình sử dụng.

Ông Trần Đức Vuốt (ngụ thôn 9, xã Ea Kly) gia đình có hơn 1ha lúa nhưng bị ngập hết. Để giảm thiệt hại, ông Vuốt đã nhờ hơn 15 người thân, hàng xóm thu hoạch nhưng một buổi chiều chỉ cắt được 500m2.

Ông Trần Đức Vuốt (ngụ thôn 9, xã Ea Kly) gia đình có hơn 1ha lúa nhưng bị ngập hết. Để giảm thiệt hại, ông Vuốt đã nhờ hơn 15 người thân, hàng xóm thu hoạch nhưng một buổi chiều chỉ cắt được 500m2.

'Nước về mạnh quá nên nhấn chìm hàng trăm ha lúa tại khu vực thôn 9 và thôn 10. Trước mắt gia đình nhờ bà con, hàng xóm đổi công. Nếu sau này không có thời gian đổi thì phải trả bằng tiền', ông Vuốt chia sẻ.

"Nước về mạnh quá nên nhấn chìm hàng trăm ha lúa tại khu vực thôn 9 và thôn 10. Trước mắt gia đình nhờ bà con, hàng xóm đổi công. Nếu sau này không có thời gian đổi thì phải trả bằng tiền", ông Vuốt chia sẻ.

Để giúp bà con thu hoạch lúa tránh bị thiệt hại, chính quyền địa phương đã kêu gọi máy gặt những khu vực trên cao. Theo lãnh đạo UBND xã Ea Kly, qua thống kê sơ bộ có hơn 100ha lúa bị nước ngập trắng không thể thu hoạch. Hơn 200ha lúa bị ngập đến bông phải dùng tay gặt để hạn chế thiệt hại. 'Ngày mai theo thông báo của đơn vị quản lý Hồ thủy lơi Krông Búk Hạ sẽ bắt đầu xả lũ điều tiết để đảm bảo an toàn hồ đập. Nếu đơn vị này xả lũ thì diện tích lúa ngập nước của địa phương sẽ tăng cao', lãnh đạo này nói.

Để giúp bà con thu hoạch lúa tránh bị thiệt hại, chính quyền địa phương đã kêu gọi máy gặt những khu vực trên cao. Theo lãnh đạo UBND xã Ea Kly, qua thống kê sơ bộ có hơn 100ha lúa bị nước ngập trắng không thể thu hoạch. Hơn 200ha lúa bị ngập đến bông phải dùng tay gặt để hạn chế thiệt hại. "Ngày mai theo thông báo của đơn vị quản lý Hồ thủy lơi Krông Búk Hạ sẽ bắt đầu xả lũ điều tiết để đảm bảo an toàn hồ đập. Nếu đơn vị này xả lũ thì diện tích lúa ngập nước của địa phương sẽ tăng cao", lãnh đạo này nói.

Xem thêm
Việt Nam xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo trong 10 tháng

Kon Tum khó hoàn thành kế hoạch trồng 1.000ha chanh dây. Việt Nam xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo trong 10 tháng. Nửa đầu tháng 11, xuất khẩu cà phê giảm 45% so với cùng kỳ. Việt Nam trong tốp 3 nguồn cung dừa tươi lớn nhất cho Hoa Kỳ.

Hội quán chứng minh được vai trò tiên phong trong xây dựng nông thôn mới

Mô hình hội quán ở tỉnh Đồng Tháp đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong xây dựng nông thôn mới. Không chỉ là nơi gắn kết cộng đồng, hội quán còn trở thành trung tâm thúc đẩy sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế bền vững, góp phần thay đổi diện mạo làng quê và nâng cao đời sống người dân.

Ruồi lính đen mở ra kỳ vọng mới cho ngành chăn nuôi

Ấu trùng của ruồi lính đen chứa nhiều dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích trong chăn nuôi, góp phần thúc đẩy chăn nuôi bền vững, giảm phát thải ra môi trường.

'Cùng em tới lớp' trao 100 xe đạp ở Thừa Thiên - Huế

Trong năm 2024, chương trình 'Cùng em tới lớp' đã được Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Quỹ Thiện Tâm trao 300 chiếc xe đạp giúp hàng trăm học sinh khó khăn giảm bớt trở ngại trên hành trình chinh phục tri thức.