| Hotline: 0983.970.780

Osaka và TP.HCM chung tay xây dựng 'Thành phố xanh'

Chủ Nhật 06/10/2024 , 07:58 (GMT+7)

Những năm qua, TP.HCM đã thực hiện nhiều giải pháp trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, giao thông vận tải và tăng cường hợp tác quốc tế nhằm giảm tối đa khí nhà kính.

Theo đó, TP đã triển khai các chương trình hợp tác về biến đổi khí hậu với các đối tác như tổ chức C40, TP Osaka (Nhật Bản), Ngân hàng Châu Á; đồng thời mở rộng hợp tác với các đối tác mới nhằm trao đổi kinh nghiệm, hợp tác đầu tư và triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH. Trong đó có “Chương trình Phát triển thành phố phát thải carbon thấp” giai đoạn 2021 - 2025 được TP.HCM và Osaka ký năm 2021.

Mới đây, Đối thoại hữu nghị TP.HCM năm 2024 đã diễn ra với sự tham gia của 35 thành phố trên khắp thế giới đến từ Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Belarus, Trung Quốc, Hàn Quốc, Cuba, Đức, Hungary, Bồ Đào Nha, Uruguay, Úc, Lào, Campuchia…; các tổ chức quốc tế và hiệp hội doanh nghiệp các nước và trong nước.

Tại đối thoại, TP Osaka của Nhật Bản đã có những chia sẻ hữu ích về hành trình xây dựng Osaka trở thành một thành phố đáng sống. Đồng thời, tiêp tục hỗ trợ TP.HCM trở thành “thành phố xanh” như bản cam kết đã ký năm 2021.

Toàn cành Đối thoại hữu nghị TP.HCM 2024 với đại diện 35 nước tham gia. Ảnh: HT. 

Toàn cành Đối thoại hữu nghị TP.HCM 2024 với đại diện 35 nước tham gia. Ảnh: HT. 

Tại đối thoại, ông Takahashi Toru, Phó Thị trưởng TP Osaka, đã chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Osaka thành trung tâm kinh tế, văn hóa và du lịch của Nhật Bản.

Ông Takahashi Toru cho biết, TP Osaka thuộc tỉnh Osaka, chiếm khoảng 7,2% diện tích Nhật Bản, dân số khoảng 20 triệu người, nhưng chiếm tới 15,3% GRP, quy mô kinh tế sánh ngang với Hà Lan. Từ lâu đã trở thành trung tâm thương mại, trung tâm công nghiệp, là “trái tim” của vùng Kansai.

TP Osaka đặt mục tiêu hiện thực hóa trung hòa carbon vào năm 2050 thông qua “Zero Carbon Osaka”. Ngoài ra, Osaka đã thiết lập chiến lược “Chuyển đổi kỹ thuật số” (DX), nhằm thiết kế lại nền tảng của các dịch vụ công dân và môi trường đô thị.

Trong lĩnh vực môi trường, Osaka tiếp tục nỗ lực giải quyết vấn đề toàn cầu về biến đổi khí hậu bằng cách hỗ trợ phát triển các TP ở châu Á và khu vực khác không carbon. Ngoài mối quan hệ đối tác kinh doanh, ở lĩnh vực môi trường, Osaka còn hợp tác với TP.HCM trong việc thúc đẩy “Kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu của TP.HCM (CCAP)” dựa trên “Bản ghi nhớ về phát triển các khu vực có mức độ thấp - TP carbon trong hợp tác giữa 2 thành phố”.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại đối thoại hữu nghị 2024. Ảnh: HT.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại đối thoại hữu nghị 2024. Ảnh: HT.

Cũng theo ông Takahashi Toru, 13 dự án cơ chế tín dụng chung JCM (dự án theo cơ chế giảm phát thải carbon được đề xuất bởi Nhật Bản), nhằm thực hiện chương trình phát triển TP thải carbon thấp cấp kỹ thuật đã được hiện thực hóa thông qua đối thoại chính sách dựa trên biên bản ghi nhớ.

Ông Takahashi Toru chia sẻ thêm, trong “Lĩnh vực hàng đầu về khử carbon”, TP Osaka thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo và bảo tồn năng lượng bằng cách giới thiệu các hệ thống phát điện mặt trời tích hợp với kính cửa sổ và hệ thống điều hòa không khí hiệu suất cao. Điều này có thể dẫn đến việc thiết lập các tòa nhà sử dụng năng lượng bằng không (được gọi là ZEB), giúp phân phối năng lượng cho các tòa nhà lân cận, cũng như mua năng lượng tái tạo để hỗ trợ phục hồi các khu vực phù hợp với năng lượng tái tạo.

Tại TP Osaka có Viện Nghiên cứu khoa học và công nghệ công nghiệp Osaka, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp tư nhân. Viện này vận hành “Hiệp hội Công nghệ Xanh Osaka”, luôn chia sẻ thông tin tại nhiều diễn đàn, triển lãm; đồng thời, đóng vai trò trung tâm trao đổi xúc tiến giữa các công ty, nhà nghiên cứu và các nhóm liên quan khác. Các hoạt động của nhóm làm việc được tổ chức tập trung vào lĩnh vực pin và truyền thông tốc độ cao thế hệ tiếp theo.

Xe buýt xanh, một trong số những giải pháp của TP.HCM để giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Ảnh: HT.

Xe buýt xanh, một trong số những giải pháp của TP.HCM để giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Ảnh: HT.

Ngoài ra, còn có Trung tâm đổi mới Osaka, chuyên tạo ra những cải tiến mới, cung cấp hỗ trợ liên quan đến việc hình thành cộng đồng doanh nghiệp và các dự án thương mại hóa.

Ông Takahashi Toru cũng giới thiệu một số công ty liên quan đến khử carbon, như Công ty Jikantechno, quản lý chất thải nông nghiệp như lớp phủ gạo, là nguồn phát thải khí metan và carbon dioxide. Đây là phương pháp sản xuất đặc biệt được sử dụng để chuyển đổi chất thải thành vật liệu carbon và silic có độ tinh khiết cao. Ngoài ra, còn có Công ty Năng lượng Revo, tập trung vào phương pháp trồng lúa thủy canh và nghiên cứu cách tạo ra nhiên liệu diesel sinh học từ các sinh vật đơn bào xanh được nuôi trồng có tên là Midorimushi.

Được biết, TP.HCM đã ký thỏa thuận hợp tác cùng National Park - Ủy ban Quản lý nhà nước lĩnh vực công viên cây xanh tại Singapore trong việc đào tạo cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực công viên cây xanh (quy hoạch, quản lý, chăm sóc công viên cây xanh...) và cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành để nghiên cứu áp dụng.

Bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là một trong những giải pháp quan trọng để giảm phát thải khí nhà kính. Ảnh: HT.

Bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là một trong những giải pháp quan trọng để giảm phát thải khí nhà kính. Ảnh: HT.

Mới đây, Sở TN-MT TP.HCM đã phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tổ chức hội thảo xây dựng kế hoạch hành động cho TP.HCM hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý chia sẻ thông tin liên quan đến dự án năng lượng phát tán đô thị Việt Nam tại TP.HCM.

Theo Sở TN-MT TP.HCM, để góp phần giảm thiểu khí thải nhà kính, TP đang tiếp tục phát triển các hệ sinh thái rừng hiện có (tại các huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi). Đặc biệt là khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. 

Các chỉ tiêu về công tác phát triển rừng theo kế hoạch được duyệt bao gồm trồng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng tại các khu rừng phòng hộ hiện đang trong quá trình chuẩn bị các thủ tục theo quy định để triển khai thực hiện. Đồng thời, TP.HCM cũng chủ động thực hiện công tác phòng, chống cháy rừng trong mùa khô, trong năm 2023 không để xảy ra các vụ cháy rừng và cây trồng phân tán.

Xem thêm
Guinea muốn học hỏi kinh nghiệm của nông nghiệp Việt Nam

Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy hợp tác Nam - Nam và Việt Nam - Nam Phi - Guinea, thể hiện là thành viên có trách nhiệm về an ninh lương thực, nhất là với châu Phi.

Chuyện chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở vựa rau Minh Tân

Ông Đinh Văn Thủy, Chủ tịch UBND xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội thông tin, địa phương có 587 ha đất nông nghiệp trong đó có 160 ha rau.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài 1] Người thức giấc cùng dòng sông

Không chỉ là dòng sông năng lượng, sông Đà hùng vĩ đang hiện hữu ở một diện mạo mới - vùng lòng hồ, đang thắp lên giấc mơ lớn cho những vùng đất ven sông!