| Hotline: 0983.970.780

PGS.TS Bùi Bá Bổng: Sản xuất lúa gạo ở châu Phi đối diện 4 vấn đề

Thứ Ba 12/12/2023 , 17:34 (GMT+7)

'4 vấn đề mấu chốt của các nước châu Phi, đó là thủy lợi - giống - cơ giới hóa, cuối cùng là sự gắn kết thị trường', PGS.TS Bùi Bá Bổng nói.

Giải pháp cho sản xuất lúa gạo của châu Phi

Theo PGS.TS Bùi Bá Bổng, các quốc gia châu Phi có dư địa, điều kiện để giải quyết các vấn đề về lúa gạo, thậm chí có thể xuất khẩu được lúa gạo nếu giải quyết tốt 4 vấn đề cơ bản.

"Chúng ta biết rằng các quốc gia châu Phi có tiềm năng rất lớn để cải tạo công tác sản xuất lúa gạo. Tôi cho rằng các nước châu Phi sẽ sớm tự chủ được vấn đề lúa gạo. Hiện tại, các quốc gia châu Phi đã và đang nhập khẩu rất nhiều gạo từ Việt Nam, khoảng 18 triệu tấn/năm", ông nói.

PGS.TS Bùi Bá Bổng.

PGS.TS Bùi Bá Bổng.

Các chuyên gia tham gia tọa đàm.

Các chuyên gia tham gia tọa đàm.

Các nước châu Phi đang gặp rất nhiều khó khăn do những cuộc khủng hoảng về lúa gạo. Việt Nam trong một quá trình dài đã hỗ trợ các quốc gia này làm sao có thể cải thiện công tác quản lý, phát triển ngành hàng lúa gạo. Việt Nam có chuyên môn, kỹ thuật, chính sách nhưng hạn chế về tài chính. Như thế, để hợp tác Nam - Nam khả thi thì cần thiết một bên thứ ba, rất may mắn chúng ta có sự hỗ trợ của Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức quốc tế khác. Nếu chúng ta có nhiều hỗ trợ tài chính, từ các thể chế tài chính, chúng ta sẽ mở rộng và tăng cường trong hợp tác Nam - Nam, từ đó hỗ trợ được nhiều hơn các quốc gia châu Phi.

Theo PGS.TS Bùi Bá Bổng, với quan điểm, góc nhìn của cá nhân, làm thế nào để các quốc gia châu Phi có thể tự chủ về lúa gạo trong thời gian tới, cách thức, bài học kinh nghiệm có thể chia sẻ, đó là các vấn đề trọng yếu: thủy lợi - giống tốt cung cấp cho nông dân - cơ giới hóa trong sản xuất và chế biến, cuối cùng là sự gắn kết với thị trường.

Về giống lúa, Việt Nam có nhiều giống lúa chất lượng cao, năng suất và ngắn ngày. Nếu châu Phi có nhiều giống lúa phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng…, có thể ứng phó với biến đổi khí hậu, ứng đối với các tiêu cực như hạn mặn, hạn hán… Nếu các quốc gia châu Phi đi theo con đường đó sẽ nhanh chóng giải quyết được vấn đề, thậm chí sẽ sớm được xuất khẩu gạo.

Ông Bùi Bá Bổng cũng nhấn mạnh, Việt Nam kêu gọi sự tham gia mạnh mẽ hơn nữa của các tổ chức với vai trò như bên thứ ba để thúc đẩy hợp tác Nam - Nam mạnh mẽ hơn, hiệu quả và thực chất hơn.

Giữ chân giới trẻ ở lại với nông nghiệp

Tại phần tọa đàm, một đại biểu của châu Phi đặt câu hỏi với các chuyên gia: Giới trẻ châu Phi không quan tâm nhiều đến hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Bà đề nghị các diễn giả chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong việc thu hút giới trẻ, làm thế nào để giữ chân giới trẻ gắn bó với nông nghiệp?

Làm thế nào để giữ chân giới trẻ ở lại với nông nghiệp là vấn đề châu Phi đang phải đối mặt.

Làm thế nào để giữ chân giới trẻ ở lại với nông nghiệp là vấn đề châu Phi đang phải đối mặt.

PGS.TS Bùi Bá Bổng cho biết, đây cũng là tình trạng ở Việt Nam, giới trẻ Việt Nam hiện nay cũng đang có xu hướng không quan tâm tới nông nghiệp và thường tìm sang các lĩnh vực, ngành nghề khác. Ông cho biết, độ tuổi trung bình của nông dân Việt Nam hiện nay là trên 60 tuổi. Nhiều quốc gia khác cũng đang tìm giải pháp để giữ chân, thu hút giới trẻ tham gia lĩnh vực nông nghiệp.

PGS.TS Bùi Bá Bổng cho biết, giải pháp số 1, trước tiên là cần hiện đại hóa nông nghiệp.

“Giới trẻ không thể làm nông nghiệp giống như ông bà, bố mẹ trước đây đã làm. Sản xuất nông nghiệp bây giờ đâu phải thò chân xuống ruộng đâu. Nếu ta có công nghệ tốt và có những doanh nghiệp nông nghiệp, nói cách khác là nông dân kinh doanh, có thu nhập nhiều hơn thì họ sẽ hứng thú hơn. Nếu cứ làm như xưa thì giới trẻ sẽ không bao giờ đến với nông nghiệp. Đó cũng là định hướng của Chính phủ Việt Nam”, ông Bổng cho biết.

Ông Bổng chia sẻ thêm: “Ở góc độ thực tế tôi có cách tiếp cận khác. Khu vực phía Bắc của Việt Nam, nông dân chủ yếu là phụ nữ. Còn ở miền Nam, nơi có 90% gạo xuất khẩu thì nông dân lại trẻ hơn. Điều quan trọng là chúng ta phải khích lệ họ trở thành doanh nhân, khích lệ họ trở thành những doanh nghiệp nhỏ về lúa gạo, phải hợp tác, phải có sự liên kết nếu như ai cũng muốn bắt đầu khởi nghiệp bằng nông nghiệp.

 
Trồng lúa ở châu Phi.

Trồng lúa ở châu Phi.

Làm lúa là phải quy mô lớn và mọi người phải chung nhau, chia sẻ về nguồn lực. Cần thay đổi tư duy làm nông nghiêp; không cần phải cứ sáng là dầm chân xuống ruộng đâu? Ngay buổi trình diễn cơ giới hóa gieo sạ tại Hậu Giang sáng nay cho thấy, có những cánh đồng không có dấu chân dưới ruộng.

“Phải có những cánh đồng mẫu lớn, dựa vào công nghệ để vận hành, canh tác… Như vậy, giới trẻ sẽ ở lại thôi, năng suất lao động sẽ tăng”.

Cùng giải đáp câu hỏi này, PGS.TS Lê Phước Minh (Viện trưởng Viện Trung Đông - Châu Phi) nói: “40 - 50 năm trước đây, Việt Nam rất nghèo. Khi đó Chính phủ Việt Nam đã xây dựng 4 nội dung quan trọng để thay đổi khu vực nông thôn, giữ nhân lực ở lại ngành nông nghiệp. Thứ nhất, điện; thứ hai, đường; thứ ba, trường. Trẻ không thể tồn tại tốt nếu không được đi học. Thứ 4, đó là y tế - trạm. Nếu thiếu bất kỳ 1 trong 4 yếu tố này ở khu vực nông thôn thì giới trẻ sẽ không ở lại nông thôn đâu”.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhiều dự án nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ đạt kết quả tốt

Chiều 22/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới vùng Đông Á – Thái Bình Dương Manuela V. Ferro.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…