| Hotline: 0983.970.780

Phá thế độc canh cây lúa, xã nghèo hướng đến nông thôn mới

Thứ Năm 14/12/2023 , 19:08 (GMT+7)

Bắc Kạn Từ chỗ độc canh cây lúa, xã Tân Lập (huyện Chợ Đồn) vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, dồn lực hỗ trợ hộ nghèo, phấn đấu về đích nông thôn mới.

Tân Lập là xã đặc biệt khó khăn của huyện Chợ Đồn, trong đó Nà Sắm là một trong những thôn khó khăn nhất của xã. Trong 8 thôn của xã Tân Lập, Nà Sắm ít dân nhất chỉ vỏn vẹn 20 hộ, 109 nhân khẩu. Bao đời nay, người dân trong thôn trồng lúa, ngô quy mô nhỏ lẻ, manh mún, được mùa đủ ăn, mất mùa nhiều hộ lâm cảnh thiếu đói, vòng luẩn quẩn đói nghèo mãi đeo bám người dân nơi đây. Những năm gần đây, nguồn vốn từ các chương trình giảm nghèo đã hỗ trợ người dân trong thôn có thêm sinh kế để phát triển.

Đàn lợn bản địa hỗ trợ gia đình ông Triệu Đức Trìu (thôn Nà Sắm). Ảnh: Ngọc Tú. 

Đàn lợn bản địa hỗ trợ gia đình ông Triệu Đức Trìu (thôn Nà Sắm). Ảnh: Ngọc Tú. 

Năm 2023, gia đình ông Triệu Đức Trìu (thôn Nà Sắm) được hỗ trợ 10 con lợn ta bản địa từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Gia đình ông Trìu nhiều năm qua là hộ nghèo, đất canh tác ít, không có việc làm thêm nên thu nhập không ổn định. Sau khi được hỗ trợ lợn, ông Trìu được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh, đến nay đàn lợn phát triển tốt.

Ông Trìu cho biết, bao nhiều năm nay chỉ trồng cây lúa, làm thêm chút ngô trên nương, chưa bao giờ nuôi nhiều lợn như bây giờ. Lợn ta bản địa có sức đề kháng tốt, có thể tận dụng nhiều loại thực ăn có sẵn như ngô, gạo nên bớt được chi phí.

“Nếu nuôi lợn lai phải mua cám công nghiệp lợn mới lớn nhanh, nhưng gia đình khó khăn không có tiền mua thức ăn công nghiệp. Việc nuôi lợn bản địa sẽ đỡ tốn thức ăn hơn, nếu chăm chỉ tận dụng tốt các loại ngô, sắn sẽ tiết kiệm được một khoản nên phù hợp với điều kiện của gia đình, nếu đàn lợn phát triển tốt năm sau sẽ bán”, ông Trìu cho biết thêm.  

Ông Lành Văn Hiệu, Chủ tịch UBND xã Tân Lập cho biết, xã còn nhiều thôn rất khó khăn, điển hình như thôn Phiêng Đén có 45 hộ thì có tới 40 hộ nghèo, 3 hộ cận nghèo. Hiện nay xã đang dồn lực hỗ trợ những thôn bản vùng cao, năm 2023, nguồn lực từ chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xã đã hỗ trợ 5 hộ sửa chữa nhà ở, hỗ trợ hơn 900 triệu đồng phát triển nông lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng, hỗ trợ 250 triệu đồng cho 8 hộ mua con giống phục vụ chăn nuôi.

Ngoài ra, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 cũng hỗ trợ 263 triệu đồng thực hiện dự án nuôi lợn thịt bản địa, có 21 hộ dân được hưởng lợi, trong đó có 9 hộ nghèo, 9 hộ cận nghèo, 1 hộ mới thoát nghèo.

Ông Hiệu cho biết thêm, dù tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhưng chuyển biến lớn nhất là người dân dần bỏ tư tưởng ỷ lại vào hỗ trợ từ nhà nước. Nhiều thanh niên trong xã đã học nghề sau đó đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, nhiều hộ, nhóm hộ đã thành lập hợp tác xã phát huy lợi thế địa phương tập trung sản xuất nông, lâm nghiệp.

Xã Tân Lập cũng đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ngoài cây lúa, cây ngô, xã đã phát triển được hơn 16ha cây hồng không hạt, hơn 15ha cây chè, ngoài ra người dân cũng đã chú trọng trồng rừng sản xuất.

Cây hồng không hạt, cây chè dù diện tích chưa lớn nhưng bước đầu mang lại hiệu quả cao so với trồng lúa, ngô. Bà con cũng đã thay đổi tư duy, không chỉ độc canh cây lương thực mà đã chuyển đổi trồng những loại cây có giá trị cao hơn. Đây là bước tiến lớn trong nhận thức, tư duy của người dân nơi đây.

Giao thông nông thôn ở Tân Lập đang từng bước hoàn thiện giúp người dân đi lại, giao thương dễ dàng hơn. Ảnh: Ngọc Tú. 

Giao thông nông thôn ở Tân Lập đang từng bước hoàn thiện giúp người dân đi lại, giao thương dễ dàng hơn. Ảnh: Ngọc Tú. 

Thực hiện chương trình nông thôn mới, xã Tân Lập cũng được hỗ trợ thêm nguồn lực kiên cố hóa kênh mương, xây dựng giao thông nông thôn và một số dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

Dù tỷ lệ hộ nghèo còn cao nhưng do dân số ít nên số tuyệt đối chỉ còn 76 hộ nghèo, do đó nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình giảm nghèo tập trung, hiệu quả hơn. Dù là xã đặc biệt khó khăn nhưng Tân Lập đã đạt 13/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xã đang phấn đấu hết năm 2024 sẽ đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo Chủ tịch UBND xã Tân Lập Lành Văn Hiệu, khó khăn nhất vẫn là tiêu chí thu nhập, trên cơ sở nguồn lực hỗ trợ xã đã rà soát tập trung cho từng hộ đảm bảo sử dụng có hiệu quả, giúp những hộ được hỗ trợ thoát nghèo bền vững.

Bản làng ở xã Tân Lập đang ngày càng khang trang hơn. Ảnh: Ngọc Tú. 

Bản làng ở xã Tân Lập đang ngày càng khang trang hơn. Ảnh: Ngọc Tú. 

Hiện nay, giao thông là điểm nghẽn lớn nhất của xã do chỉ có duy nhất con đường độc đạo, xã mong muốn được đầu tư hoàn thiện giao thông kết nối với các xã khác tạo điều kiện phát triển kinh tế trong những năm tới.

Xem thêm
Ngày 17/1 trở thành Ngày Truyền thống tỉnh Bến Tre

Tỉnh Bến Tre vừa tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày Truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1.

Thương lái ngại ngần cọc mua lúa đông xuân

Cần Thơ Giá lúa đông xuân giảm sâu so với năm ngoái, nhiều nông dân lo lắng, thương lái ngại không đặt cọc thu mua, tâm lý chờ giá tăng khiến bà con thêm áp lực.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ba người đàn ông ở thung lũng trong mơ

Tròn mười năm tôi mới trở lại thung lũng trong mơ ấy, nếu không có Tạ Xuân Anh - cán bộ Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Ninh Bình dẫn vào thì đã lạc đường.