| Hotline: 0983.970.780

Bắc Kạn huy động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới

Thứ Bảy 09/12/2023 , 19:49 (GMT+7)

Bắc Kạn thực hiện xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm thấp, do đó nhu cầu vốn rất lớn, ngoài vốn ngân sách, tỉnh đã lồng ghép linh hoạt nhiều nguồn lực khác.

Theo đó, Bắc Kạn đã lồng ghép hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) với các chương trình mục tiêu quốc gia để tập trung nguồn lực hoàn thành các tiêu chí theo lộ trình. Các địa phương chọn lọc các công trình thật sự cần thiết để đầu tư theo thứ tự ưu tiên, có lộ trình cụ thể, tránh nợ đọng vốn đầu tư công.

Đường giao thông nông thôn tại nhiều thôn bản vùng cao được đầu tư. Ảnh: Ngọc Tú. 

Đường giao thông nông thôn tại nhiều thôn bản vùng cao được đầu tư. Ảnh: Ngọc Tú. 

Năm 2023, tỉnh Bắc Kạn được đầu tư từ ngân sách trung ương gần 124 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 36 tỷ đồng, nguồn vốn lồng ghép 525 tỷ đồng, huy động từ cộng đồng dân cư hơn 12 tỷ đồng. Ngoài ra, vốn năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023 là hơn 82 tỷ đồng.

Từ các nguồn lực, đến nay, tỉnh Bắc Kạn có hơn 1.458km chiều dài đường xã, trong đó đã nhựa hóa 1.237km, chiếm hơn 84%. Tổng chiều dài đường thôn, liên thôn gần 2.000km, trong đó đã được cứng hóa 1.113km, chiếm 56%. Tổng số chiều dài đường ngõ, xóm gần 1.500km, đã cứng hóa là 569km, chiều dài đường trục chính nội đồng 670km. Trong 9 tháng năm 2023 địa phương thi công được 80 công trình đường giao thông nông thôn.

Công trình thủy lợi và hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất được đầu tư, cải tạo thực hiện tốt việc quản lý, khai thác hiệu quả. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt khoảng 90%. Tổng chiều dài kênh mương hơn 2.000km, đã kiên cố hóa 1.291km. Các xã đều có ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn sẵn sàng ứng phó và khắc phục tại chỗ các tình huống thiên tai. Trong 9 tháng năm 2023 các xã trên địa bàn tỉnh đã kiên cố được 43 công trình kênh mương nội đồng.

Sau nhiều năm thực hiện chương trình nông thôn mới với nhiều nguồn lực đầu tư, đến nay mạng lưới điện nông thôn của Bắc Kạn tiếp tục được ưu tiên thực hiện. Từ đầu năm 2023 đã thi công xây dựng 2 công trình đường điện nông thôn, triển khai các dự án đầu tư cải tạo hạ tầng lưới điện nông thôn. Ngành điện chú trọng đầu tư, nâng cấp, cải tạo nguồn, lưới điện hạ áp nông thôn nhằm tạo động lực để thúc đẩy phát triển sản xuất. Đến nay, tỷ lệ hộ dân đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt khoảng 96%.

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới của Bắc Kạn là hệ thống trường, lớp, trang thiết bị dạy học ở khu vực nông thôn được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Trong năm 2023 các xã trên địa bàn tỉnh đã được xây dựng mới 14 công trình trường học. Đến nay, toàn tỉnh có 107/282 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt 38%.

Năm 2023, bằng nguồn vốn xây dựng NTM, các xã đã thi công 25 công trình cơ sở vật chất văn hóa cấp xã, thôn. Đến đầu tháng 10 năm 2023, tỉnh Bắc Kạn đã có 54 nhà văn hóa xã đạt chuẩn, 553 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn. Hệ thống nhà văn hóa xã, thôn đã cơ bản được lắp đặt trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cộng đồng, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Tỉnh Bắc Kạn tập trung xây dựng, hoàn thiện các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, đảm bảo chất lượng đạt chuẩn theo quy định, năm 2023 thi công được 1 công trình cấp nước sạch tập trung, 4 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Đến hết năm 2022, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%.

Cùng với việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, Bắc Kạn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, huy động nguồn lực xã hội hóa trong xây dựng NTM. Ngoài ra, các địa phương thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đảm bảo công khai, minh bạch thu, chi, nghiệm thu, thanh quyết toán các công trình.

Các địa phương khen thưởng, biểu dương, khuyến khích kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, những mô hình, cách làm hay trong xây dựng NTM. Nhờ đó, người dân và các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tích cực tham gia, ủng hộ, đóng góp ngày công lao động, hiến đất, tiền và nhiều nguồn lực khác.

Đời sống người dân vùng cao ngày càng đổi mới. Ảnh: Ngọc Tú. 

Đời sống người dân vùng cao ngày càng đổi mới. Ảnh: Ngọc Tú. 

Đến đầu tháng 10 năm 2023, tỉnh Bắc Kạn có 1 huyện (thành phố) đạt chuẩn nông thôn mới, 2 huyện Bạch Thông và Chợ Đồn phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành huyện nông thôn mới. Tỉnh Bắc Kạn có 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, bình quân cả tỉnh đạt 12,11 tiêu chí/xã.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.