| Hotline: 0983.970.780

Phát triển cá tra thành ngành hàng lợi thế của Việt Nam

Thứ Hai 18/02/2019 , 10:11 (GMT+7)

Đó là phát biểu chỉ đạo của Bộ Trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cá tra năm 2019, được tổ chức tại TP Long Xuyên, An Giang, sáng 18/2.

10-02-22_nh_1_-_bo_truong_bo_nn-ptnt_nguyen_xun_cuong_chu_tri_hoi_nghi
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đồng chủ trì hội nghị

Hội nghị với sự tham dự đông đảo của các đại biểu là ngư dân, lãnh đạo 10 tỉnh, thành có nuôi cá tra tại khu vực ĐBSCL, các doanh nghiệp, Hiệp hội Cá tra Viêt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam và các nhà khoa học đến từ các Viện, Trường…

Phát biểu chào mừng, bà Võ Thị Ánh Xuân, Bí thư Tỉnh ủy An Giang cho rằng, 2018 là năm có nhiều niềm vui đối với những tỉnh sản xuất nông nghiệp lớn như An Giang, với thắng lợi khá toàn diện từ sản xuất, đến chế biến, xuất khẩu, trong đó có đóng góp lớn của con cá tra. Riêng tại An Giang, năm qua ngành hàng cá tra đã có sự tăng trưởng mạnh cả về diện tích nuôi, sản lượng thu hoạch và kim ngạch xuất khẩu. Và trong những tới, với sự quan tâm đầu tư của Trung ương, địa phương và người nuôi, chắc chắc con cá tra sẽ tiếp tục phát triển, bơi xa vươn tầm thế giới.

Ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ NTTS (Tổng cuc Thủy sản, Bộ NN-PTNT), đánh giá ngành hàng cá tra đã có sự vượt bậc trong năm 2018, mặc dù gặp không ít khó khăn như: thuế chống bán phá giá POR 13 cao kỷ lục, Chương trình tranh tra cá gia trơn của Hoa Kỳ bước vào giai đoạn quan trọng, thị trường EU giảm sút do tác động từ các thông tin truyền thông bất lợi từ năm 2017, khó khăn trong phân phối tại thị trường Trung Đông… Nhưng nhờ biết tận dụng tốt các cơ hội để phát triển, diện tích thả nuôi cá tra đạt 5.400 ha (tăng 3,25% so với năm 2017), sản lượng đạt 1,42 triệu tấn (tăng 13,6%). Giá cá tra giống, cá nguyên liệu, giá xuất khẩu luôn duy trì ở mức cao; cả người nuôi và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đều có lãi. Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 2,26 tỷ USD (tăng 26,5%).

Theo ông Cẩn, giá cao cũng dễ dẫn đến những yếu tố bất lợi, như: mất kiểm soát vùng nuôi, tăng trưởng nóng làm cung vượt cầu; lạm dụng hóa chất trong quá trình nuôi; các nước có điều kiện đầu tư mở rộng vùng nuôi, cạnh tranh thị trường. Để đảm bảo phát triển ngành hàng cá tra cách bền vững, trọng tâm là phải cải thiện chất lượng con giống, tổ chức lại sản xuất, đảm bảo chất lượng vùng nuôi, da dạng hóa mặt hàng chế biến, ổn định giá và thị trường xuất khẩu…

Đánh giá kết quả năm qua, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cho rằng ngành nông nghiệp đã đạt được kết quả ngoạn mục, với thành tựu phát triển cao và đồng bộ, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 40,2 tỷ USD, hầu hết các chỉ tiêu cốt lõi đều hoàn thành và vượt kế hoạch được giao. Riêng con cá tra là ngành hàng có sự đột phá lớn, dành thắng lợi trọn vẹn: từ vùng nuôi, thu mua chế biến và xuất khẩu, chất lượng được nâng lên, thị trường đầu ra mở rộng; không chỉ những người tham gia chuỗi giá trị cá tra trong nước có niềm vui lớn mà cả đối tác phân phối mặt hàng cá tra trên thế giới cũng phấn khởi.

10-02-22_nh_2_-_bo_truong_chi_do_hoi_nghi
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Bộ trưởng chỉ đạo, để ngành hàng cá tra phát triển ngày càng ổn định và bền vững, cần phải đầu tư nguồn lực để củng cố vững chắc các kết quả đã đạt được, tập trung đột phá vào các khâu chủ chốt như chất lượng con giống, vùng nuôi đạt tiêu chuẩn, chế biến và giữ vững thị trường. Tường bước xây dựng ngành hàng cá tra trở thành lợi thế của Việt Nam, với việc phân chia hợp lý lợi nhuận, từ người nuôi, đến doanh nghiệp chế biến và phân phối ngành hàng…

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm