| Hotline: 0983.970.780

Phát triển hợp tác xã để tổ chức sản xuất và hài hòa các lợi ích

Thứ Sáu 07/04/2023 , 14:51 (GMT+7)

ĐBSCL Hợp tác xã là một sáng kiến của nhân loại để hợp sức cùng nhau phát triển sản xuất, tạo ra chuỗi giá trị và phân chia hài hòa các lợi ích kinh tế.

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Lê Minh Hoan tại Hội nghị “Định hướng phát triển Hợp tác xã nông nghiệp bền vững vùng ĐBSCL theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022, về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”, do Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức tại TP Vị Thanh, sáng 7/4.

Hợp tác xã không chỉ đơn thuần về kinh tế

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, chọn tỉnh Hậu Giang tổ chức hội nghị này vì đây là tỉnh đầu tiên ban hành Nghị quyết triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022, về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Hơn nữa, cách đây hơn 100 năm người Pháp đã cho đào kênh xáng Xà No, tạo ra tuyến đường thủy xuyên qua miền Hậu Giang, mở ra con đường lúa gạo cho cả vùng. Từ đó, đã góp phần định hình phát triển sản xuất cho vùng châu thổ Cửu Long.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan (thứ 2 từ trái qua) cùng các đại biểu chủ trì hội nghị. Ảnh: Trung Chánh.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan (thứ 2 từ trái qua) cùng các đại biểu chủ trì hội nghị. Ảnh: Trung Chánh.

"Muốn có hợp tác xã mạnh và bền vững thì cả hệ sinh thái nông nghiệp phải có tinh thần hợp tác, doanh nghiệp phải có vai trò dẫn dắt, tri thức hóa, chuyên nghiệp hóa các hợp tác xã để cùng đồng hành, phát triển", Bộ trưởng Lê Minh Hoan.

Đối với ĐBSCL, dù có chuyển đổi nhưng lúa gạo vẫn là ngành hàng chủ lực, phổ quát đối với người dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần có cách tiếp cận mới, tao ra không gian phát triển khác, sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn. Đó là con đường phát triển kinh tế tập thể. Hợp tác xã mở đầu bằng 2 từ “hợp tác”, là hợp tác cả về niền tin, tinh thần, văn hóa, tư tưởng, chứ không chỉ đơn thuần về kinh tế, phân chia lợi ích.

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành cho biết, tỉnh xác định 4 trụ cột là nông nghiệp, công nghiệp, đô thị và du lịch để phát triển, trong đó nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế. Tỉnh cũng đã hiện thực hóa các cơ chế, chính sách bằng các hành động cụ thể, với phương châm hành động: “Hình thức tập trung, nội dung thiết thực, hành động quyết liệt, hiệu quả thực chất”.

Qua đó, đã giúp Hậu Giang năm 2021 hoàn thành nhiều nhiệm vụ đa mục tiêu. Năm 2022, tỉnh thu ngân sách hơn 6.000 đồng và mục tiêu đặt ra mỗi năm tăng thêm ít nhất 1.000 tỷ đồng. Xác định đây là nguồn lực để đầu tư cơ sở hạng tầng, phát triển sản xuất. Năm 2023 là năm mà tỉnh tập trung hiện thực hóa các mục tiêu và năm 2024 tăng tốc về đích. Năm qua, tăng trưởng kinh tế của Hậu Giang lần đầu tiên cao hơn hình quân của cả nước. Tuy nhiên, trong phát triển Hậu Giang cũng đã nhìn ra những điểm nghẽn, đó là diện tích đất sản xuất nông nghiệp hạn chế, giá trị sản xuất chưa cao.

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành cho biết, tỉnh xác định 4 trụ cột là nông nghiệp, công nghiệp, đô thị và du lịch để phát triển, trong đó nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế. Ảnh: Trung Chánh.

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành cho biết, tỉnh xác định 4 trụ cột là nông nghiệp, công nghiệp, đô thị và du lịch để phát triển, trong đó nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế. Ảnh: Trung Chánh.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nhà nước phải có 2 bàn tay: Bàn tay vô hình là các cơ chế chính sách và bàn tay hữu hình là ngân sách, tài chính hỗ trợ nguồn lực. Để phát triển kinh tế hợp tác, cần có chính sách về tích tụ đất, tập trung đất, phát triển sản xuất theo chuỗi, nâng cao chất lượng, sản phẩm làm ra có nhãn mác, thương hiệu, nâng cao giá trị. 

Hợp tác xã tăng cả về lượng và chất

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng của Kinh tế Hợp tác cho biết, ĐBSCL là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam, chiếm 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% sản lượng các loại trái cây của cả nước. Đóng góp đến 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng tôm, cá xuất khẩu của cả nước. Ngoài ra, còn nhiều sản phẩm nông sản có thương hiệu tầm thế giới.

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm của các hợp tác xã nông nghiệp tại Hậu Giang tại hội nghị. Ảnh: Trung Chánh.

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm của các hợp tác xã nông nghiệp tại Hậu Giang tại hội nghị. Ảnh: Trung Chánh.

Điểm sáng trong tổ chức sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL là số lượng hợp tác xã ngày càng tăng. Tính đến hết năm 2022, toàn vùng có 2.615 hợp tác xã nông nghiệp và 20 Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp. Khoảng 60% hợp tác xã tham gia liên kết sản xuất – tiêu thụ, ứng dụng cơ giới hóa, số hợp tác xã yếu kém ngày cảng giảm.

Đến nay, hình thức hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị giữa hợp tác xã với doanh nghiệp ở vùng ĐBSCL đã trở lên khá phổ biến. Trong chuỗi liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã đã phát huy vai trò tổ chức kinh tế tập thể để tổ chức các hành động tập thể giữa các hộ nông dân thành viên cùng nhau áp dụng chung quy trình kỹ thuật trong sản xuất nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, đồng đều về chất lượng.

Tuy nhiên, thông ông Thịnh, năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp trong vùng nhìn chung còn hạn chế về vốn, tài sản, trình độ cán bộ quản lý và thiếu cán bộ kỹ thuật. Quy mô hợp tác xã nhỏ, ít thành viên hợp tác xã còn ít, doanh thu không lớn, đa số lãnh đạo là người lớn tuổi… Đây là những rào cản, hạn chế cần sớm được khắc phục mở đường cho hợp tác xã phát triển trong giai đoạn mới.

Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, tỉnh có vị trí trung tâm ĐBSCL, phát triển nông nghiệp với thế mạnh là trồng lúa, cây ăn trái, thủy sản đặc sản nước ngọt. Toàn tỉnh có 252 hợp tác xã, số làm ăn có hiệu qua chiếm khoảng 70%. Tỉnh đã xây dựng Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã rên 40 tỷ đồng, hỗ trợ hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, đào tạo lao động trẻ có trình độ để làm lãnh đạo, hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP…

Tỉnh Hậu Giang đã xây dựng Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã rên 40 tỷ đồng, hỗ trợ hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, đào tạo lao động trẻ có trình độ để làm lãnh đạo, hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP. Ảnh: Trung Chánh.

Tỉnh Hậu Giang đã xây dựng Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã rên 40 tỷ đồng, hỗ trợ hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, đào tạo lao động trẻ có trình độ để làm lãnh đạo, hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP. Ảnh: Trung Chánh.

Ngành nông nghiệp Hậu Giang xác định kinh tế tập thể là con đường tất yếu để phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Các chính sách hỗ trợ nông dân chủ yếu cũng thông qua hợp tác xã. Hợp tác xã còn đóng vai trò chủ lực để xây dựng nông thôn mới, biến nông thôn thành nơi đáng sống.

Chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB), ông Cao Thăng Bình cho rằng, vai trò của hợp tác xã trong nông nghiệp là rất quan trọng. Trong bối cảnh hiện nay, hợp tác xã là đơn vị tổ chức sản xuất, giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu. Khi nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ áp dụng cơ giới hóa, công nghệ mới cũng đều lựa chọn thông qua hợp tác xã chứ không thể làm đối ới từng hộ cá thể. Việt Nam đang triển khai để án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao cũng cần phải có ai trò tham gia của hợp tác xã.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, chúng ta không chỉ nhìn hợp tác xã ở diện hẹp, gói gọn trong không gian của hợp tác xã mà phải rộng ra trong không gian sản xuất nông nghiệp, thương hiệu nông sản. Ảnh: Trung Chánh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, chúng ta không chỉ nhìn hợp tác xã ở diện hẹp, gói gọn trong không gian của hợp tác xã mà phải rộng ra trong không gian sản xuất nông nghiệp, thương hiệu nông sản. Ảnh: Trung Chánh.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay chúng ta cần phải có cái nhìn đa chiều, cái nhìn khác đi và mới hơn về hợp tác xã. Không chỉ nhìn hợp tác xã ở diện hẹp, gói gọn trong không gian của hợp tác xã mà phải rộng ra trong không gian sản xuất nông nghiệp, thương hiệu nông sản.

Chỉ có con đường phát triển hợp tác xã thì nông nghiệp mới thoát khỏi lời nguyền manh mún, nhỏ lẻ, tự phát… Khi có những hợp tác xã mạnh và bền vững thì xã viên mới cùng nhau mua chung, bán chung, cùng hưởng lợi chung, hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.  

Bộ trưởng yêu cầu các địa phương phải quan tâm phát triển hợp tác xã với các chính sách, hành động cụ thể. Các đơn vị chuyên môn trực thuộc bộ, các viện, trường cần hỗ trợ địa phương phát triển hợp tác xã, áp dụng ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số trong sản xuất. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần thiết kế gói tín dụng riêng cho hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã tham gia thực hiện đề án phát triển triệu ha lúa chất lượng cao.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.