| Hotline: 0983.970.780

Phê duyệt quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Thứ Bảy 14/12/2024 , 15:58 (GMT+7)

Quy hoạch này của Hà Nội là căn cứ quan trọng để triển khai các kế hoạch phát triển đô thị, nông thôn và các ngành nghề khác tại thủ đô.

Trong tương lai, Hà Nội sẽ trở thành trung tâm động lực vùng Đồng bằng sông Hồng. Ảnh: TTXVN.

Trong tương lai, Hà Nội sẽ trở thành trung tâm động lực vùng Đồng bằng sông Hồng. Ảnh: TTXVN.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đây là một bước đi quan trọng trong việc phát triển Hà Nội trở thành một Thủ đô hiện đại, văn minh, hội nhập quốc tế sâu rộng và đóng góp vào sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.

Theo Quyết định, diện tích tự nhiên của Hà Nội được quy hoạch là 3.359,84km2, với mục tiêu xây dựng một Thủ đô không chỉ là trung tâm chính trị, văn hóa, mà còn là động lực phát triển của cả nước.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được lập với "tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội", tạo ra những "cơ hội mới - giá trị mới" để phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" trong ngắn hạn và dài hạn, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Quan điểm cốt lõi của quy hoạch là "con người là trung tâm của sự phát triển," với hình ảnh Thủ đô Hà Nội được định hình: "Thủ đô văn hiến - kết nối toàn cầu thanh lịch hào hoa - phát triển hài hòa - thanh bình thịnh vượng - chính quyền phục vụ - doanh nghiệp cống hiến - xã hội niềm tin - người dân hạnh phúc".

Trung tâm động lực vùng Đồng bằng sông Hồng

Một trong những điểm nổi bật trong Quy hoạch là xác định Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng. Quy hoạch này không chỉ dựa vào thế mạnh hiện tại của Hà Nội mà còn khơi dậy khát vọng phát triển Thủ đô theo hướng “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, trở thành một thành phố xanh, thông minh và có chất lượng sống cao, ngang tầm với các Thủ đô phát triển trong khu vực và thế giới.

Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình kết cấu không gian hợp lý, với các hành lang kinh tế, vành đai kinh tế, các trục phát triển kết hợp với hệ thống giao thông hiện đại và đồng bộ.

Quy hoạch đề xuất phát triển các mô hình đô thị mới như đô thị thông minh, đô thị khoa học công nghệ, đô thị sân bay, đô thị du lịch... nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững.

Mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ là một Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", hội tụ tinh hoa văn hóa, có sức cạnh tranh cao, có trình độ phát triển ngang tầm các Thủ đô của các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Hà Nội sẽ là cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Hồng, là trung tâm kinh tế, tài chính lớn; trung tâm giáo dục, y tế, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của cả nước.

Tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội là thành phố toàn cầu, xanh - thông minh - thanh bình - thịnh vượng, xứng tầm đại diện vị thế nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển hàng đầu trong khu vực, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trên thế giới; là nơi đáng đến và lưu lại, nơi đáng sống và cống hiến.

Người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, GRDP bình quân đầu người khoảng 45.000-46.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 80-85%.

Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Khởi công cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Đây sẽ là tuyến đường huyết mạch, có ý nghĩa chiến lược, kết nối Đông Nam bộ như sân bay Long Thành, các tuyến cao tốc, cảng biển với khu vực Tây Nguyên.