| Hotline: 0983.970.780

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội cần làm sống lại các dòng sông

Thứ Sáu 24/11/2023 , 10:42 (GMT+7)

Trong Quy hoạch Thủ đô, toàn bộ khu vực phố cổ cùng khu vực sông Hồng trở thành không gian du lịch, phát triển kinh tế đêm, nên cần làm sống lại các dòng sông.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra định hướng quy hoạch khu vực trung tâm gồm toàn bộ khu vực phố cổ cùng với khu vực sông Hồng, Hồ Tây sẽ trở thành không gian du lịch, phát triển kinh tế đêm. Ngoài ra, cần làm sống lại các dòng sông.

Quy hoạch Hà Nội: ‘Lưng tựa Ba Vì, mặt hướng sông Hồng’

Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị, về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 - 2010 xác định Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.

Quy hoạch sông Hồng thành sông nằm giữa đô thị phía Bắc - Nam Hà Nội.

Quy hoạch sông Hồng thành sông nằm giữa đô thị phía Bắc - Nam Hà Nội.

Trên cơ sở đó, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà cũng nhấn mạnh, Hà Nội cần tuân thủ nhận thức “lưng tựa Ba Vì, mặt hướng sông Hồng”. Trong xu thế chung của thế giới khi biển ngày càng có ý nghĩa quan trọng, thế tựa núi, hướng biển của Thủ đô sẽ nâng thế và lực của quốc gia lên tầm cao mới.

GS.TS Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân (đơn vị đứng đầu Liên danh tư vấn lập Quy hoạch Thủ đô) cho biết, Quy hoạch Thủ đô là một dự án lớn, gồm rất nhiều đầu việc khó nhưng phải hoàn thành trong thời gian tương đối khẩn trương. Công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch và phát triển đô thị chậm đổi mới, thiếu tầm nhìn, chưa tạo chuyển biến tích cực về diện mạo Thủ đô theo yêu cầu đô thị xanh, sạch đẹp, khang trang, văn minh, hiện đại.

Hạ tầng giao thông đường bộ kết nối giữa khu vực nội thành và ngoại thành còn chưa thuận lợi; hạ tầng giao thông công cộng có khối lượng vận chuyển lớn, chậm phát triển, nhất là đường sắt đô thị, do đó dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông gây bức xúc, chậm giải quyết. Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tình trạng ngập úng cục bộ gây nhiều tổn hại về chi phí kinh tế, môi trường sống và giảm sức hút của Thủ đô.

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, các giải pháp đã được đưa vào quy hoạch. Về lĩnh vực nước thải tuần hoàn tại đô thị đặc biệt được ưu tiên dựa trên xu thế thoát, giữ nước tại chỗ.

Quy hoạch Thủ đô, để sông Hồng trở thành biểu tượng của Thủ đô. Ảnh: Phan Nam.

Quy hoạch Thủ đô, để sông Hồng trở thành biểu tượng của Thủ đô. Ảnh: Phan Nam.

Đáng chú ý, khu vực trung tâm, toàn bộ khu vực phố cổ cùng khu vực sông Hồng, hồ Tây sẽ trở thành không gian du lịch, phát triển kinh tế đêm. Các nhà chung cư cũ chỉ giữ lại một khu để lưu lại như một di sản phát triển một thời kỳ. Toàn bộ sẽ tái thiết theo mô hình khu đô thị nén. Có nghĩa là cải tạo toàn bộ cả khu đô thị, tăng chiều cao công trình để đưa người dân lên ở, phía dưới tăng tỷ lệ diện tích xanh - công cộng, kết nối với hệ thống giao thông công cộng.

Đối với các khu vực đô thị có nhiều nhà ở riêng lẻ, sẽ chỉnh trang theo mô hình “Tái điều chỉnh đất”. Cần có cơ chế, chính sách thực hiện tái điều chỉnh, hỗ trợ người dân di chuyển để dành không gian tái thiết đô thị.

Có cơ chế “đặc thù” nhưng chưa đủ “vượt trội”

PGS.TS Bùi Tất Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển cho rằng, Hà Nội là Thủ đô, đã từng được Bộ Chính trị ban hành nhiều nghị quyết riêng và là địa phương duy nhất có luật riêng (Luật Thủ đô). Vị thế Thủ đô đòi hỏi phải xem Hà Nội là một đơn vị cấp địa phương đặc thù, độc nhất.

PGS.TS Bùi Tất Thắng cho rằng, các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội phải thực sự có tính đột phá mới có hy vọng “tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp” để phát triển Thủ đô. Nghị quyết số 15-NQ/TƯ chỉ rõ cần phải “hoàn thiện hệ thống pháp luật với các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô”; hệ thống cơ chế, chính sách dùng chung cho cả nước chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước.

Cũng theo PGS.TS Thắng, các cơ chế, chính sách đúng là đặc thù so với quy định chung, nhưng khi thực thi mới thấy những điểm khác biệt đó không phát huy được bao nhiêu tác dụng. Trong một số trường hợp muốn thực hiện được thì phải tiếp tục xin tiếp cơ chế. Vậy là, những các cơ chế, chính sách ấy có “đặc thù”, nhưng chưa đủ mức “vượt trội”.

“Vượt trội ở đây cần được hiểu là thông thoáng hơn, dễ thực hiện và khả thi. Vì vậy, các cơ chế, chính sách phải thể hiện rõ hơn tư tưởng đột phá trong xác định quyền hạn, trách nhiệm; “phân cấp, phân quyền cho Thủ đô” và vận dụng những kinh nghiệm tốt trong mô hình chính quyền đô thị ở một số nước trên thế giới”, PGS.TS Thắng nói thêm.

Xem thêm
Ông Đỗ Thanh Bình làm Bí thư Thành ủy Cần Thơ

Cần Thơ Bộ Chính trị vừa điều động, phân công, chỉ định ông Đỗ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang giữ chức Bí thư Thành ủy Cần Thơ, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

‘Giữ lửa’ làng nghề làm hương truyền thống

Là thế hệ kế cận, tiếp nối nghề làm hương của gia đình, nghệ nhân trẻ Nguyễn Thu Phương luôn trăn trở với những hướng đi mới để phát triển nghề truyền thống.